Trẻ bị ho sổ mũi có đờm

Kiến Thức Y Học - 04/29/2024

Trẻ bị ho sổ mũi có đờm phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị ho đôi lúc còn có nhiều đờm. Nó gây ra hiện tượng nghẹt mũi, khó thở, gây khó khăn cho bé khi bú bình hay bú mẹ. Với trẻ nhỏ thì mũi và cổ họng vẫn chưa thể hoàn thiện hoàn toàn vì vậy khả năng xử lý các chất nhầy rất kém, trẻ sơ sinh sẽ ho nhiều hơn để làm bật các chất nhầy ra. Tuy nhiên, đờm ở cổ họng sẽ không phải là một vấn đề nghiêm trọng, nếu không kèm theo bất kỳ các triệu chứng khác như sốt, dị ứng, phát ban.

Trẻ bị ho sổ mũi có đờm phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị ho đôi lúc còn có nhiều đờm. Nó gây ra hiện tượng nghẹt mũi, khó thở, gây khó khăn cho bé khi bú bình hay bú mẹ. Với trẻ nhỏ thì mũi và cổ họng vẫn chưa thể hoàn thiện hoàn toàn vì vậy khả năng xử lý các chất nhầy rất kém, trẻ sơ sinh sẽ ho nhiều hơn để làm bật các chất nhầy ra. Tuy nhiên, đờm ở cổ họng sẽ không phải là một vấn đề nghiêm trọng, nếu không kèm theo bất kỳ các triệu chứng khác như sốt, dị ứng, phát ban.

1. Trẻ bị ho sổ mũi có đờm phải làm sao?

Do sức khỏe và sức đề kháng của trẻ còn rất yếu nên nếu kết hợp cùng với các yếu tố như thời tiết thay đổi, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn hoặc khói thuốc lá...sẽ dễ làm cho trẻ sơ sinh bị ho. Vì trẻ chưa thể tự chăm sóc cho chúng nên các bậc phụ huynh cần phải theo dõi những triệu chứng của bé để có các biện pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp trẻ sơ sinh bị ho nhẹ

- Nếu như nguyên nhân dẫn đến ho ở trẻ là do sự thay đổi của khí hậu làm cho trẻ bị cảm lạnh sổ mũi và có thể kèm theo bị sốt hoặc không, bé vẫn có thể chơi đùa và hoạt động bình thường, lúc này bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần giữ gìn để cho trẻ chơi ở trong nhà, hạn chế cho trẻ ra ngoài sẽ dễ gặp gió khiến cho bệnh ho nặng hơn. Tuyệt đối không được để trẻ ngồi ở trong phòng bật điều hòa hoặc để quạt thẳng vào người mà cần phải để quạt xoay.

- Khi trẻ bị ho và sốt nhẹ, cha mẹ có thể nấu cháo thịt với hành, gừng hay lá tía tô để giải cảm cho trẻ và giảm bớt những triệu chứng ho. Bổ sung thêm cho bé nhiều vitamin C có trong các loại trái cây như cam, bưởi, chanh, ... để giúp nhanh hết ho, tăng cường sức đề kháng cho bé, tuy nhiên không nên áp dụng đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nếu cảm thấy chưa yên tâm, các bậc phụ huynh có thể đưa bé tới bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc cho trẻ. Với những trường hợp này, siro hay thuốc kháng sinh liều nhẹ là 2 loại thuốc thường được bác sĩ khuyên dùng.

Trẻ bị ho sổ mũi có đờm

Trường hợp trẻ sơ sinh bị ho nặng

Trường hợp trẻ sơ sinh bị ho nặng sẽ có các triệu chứng như bị ho liên tục kèm theo sốt cao. Việc ho nhiều làm cho trẻ mất sức, người mệt mỏi và việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Khi thấy trẻ có các biểu hiện ho nặng thì cách tốt nhất các phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để có thể xác định được chính xác nguyên nhân và phương pháp trị ho nhanh chóng, hiệu quả. Việc chăm sóc khi trẻ bị ho nặng giống với khi trẻ bị ho nhẹ. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải cho trẻ dùng thuốc vào đúng thời gian và liều lượng theo như đơn của bác sĩ. Nên dùng hết thuốc cho dù các triệu chứng ho và sốt của trẻ đã biến mất. Nếu như trẻ có các dấu hiệu bị dị ứng với thuốc thì nên ngừng lại, sau đó đưa trẻ tới bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp.

2. Cha mẹ cần lưu ý những khi trẻ sơ sinh bị ho

Cho trẻ ăn đủ chất

Theo dân gian, khi trẻ bị ho hoặc viêm họng thì cần phải kiêng ăn các loại thực phẩm như tôm, cá, cua, gà do chúng sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn... Tuy nhiên khoa học hiện đại lại phủ định điều này, trẻ bị ho thì càng cần được bổ sung và đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Không được dùng các loại thuốc gây ức chế ho khi chưa xác định rõ nguyên nhân

Thuốc ức chế ho có thể sử dụng ở trong trường hợp ho khan, ho quá nhiều nhưng phải làm theo chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ. Nếu như tự ý sử dụng thuốc, ở trong trường hợp trẻ ho có đờm có thể dẫn đến bị tắc thở gây tử vong nên rất nguy hiểm.

Trẻ bị ho sổ mũi có đờm

Cho trẻ dừng thuốc khi thấy đỡ

Kháng sinh nếu sử dụng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cho nên nhiều bậc cha mẹ khi thấy trẻ có các dấu hiệu ngừng ho đã chủ quan không cho trẻ uống thuốc đủ liều lượng như đơn của bác sĩ. Trong thực tế thì vi khuẩn gây ho lúc này chỉ mới yếu dần đi chứ chưa thể hoàn toàn bị tiêu diệt hẳn, nếu như đột ngột dừng thuốc sẽ tạo cho chúng cơ hội phục hồi và làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Lúc này bắt buộc các bác sĩ phải kê thêm kháng sinh liều cao hơn để có thể điều trị cho trẻ.

3. Cách chữa ho sổ mũi cho trẻ không cần dùng thuốc

Khi trẻ bị ho, một là ngay lập tức phải đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa để biết được các nguyên nhân gây bệnh và được kê đơn thuốc, nhận lời khuyên từ bác sĩ. Nếu trong các trường hợp bạn thấy bé ho ở mức độ bình thường mà bé vẫn khỏe mạnh, vui chơi, ăn uống được bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp chữa cho cho trẻ theo dân gian như:

Quả quất

Quất có chứa rất nhiều chất pectin, đường, tinh dầu và các vitamin, có tác dụng chống viêm, bình suyễn, long đờm giảm ho, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Dùng quất ngâm với một ít muối để ngậm hoặc uống, nên hấp cách thủy quất với đường phèn tạo thành dạng siro để uống rất tốt cho việc chữa ho...

Lá hẹ

Hẹ là một vị thuốc được lưu truyền lâu đời ở trong dân gian. Hẹ có tác dụng bổ can thận và làm ấm lưng gối, dùng để làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần,di mộng tinh, đái són, đặc biệt dùng lá hẹ dùng để trị ho cho trẻ rất hiệu quả. Cho lá hẹ với đường phèn vào bát, hấp cách thủy rồi chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần nên cho bé uống khoảng 2- 3 thìa cà phê và uống 2 lần/ngày.

Rau diếp cá

Rau diếp cá đem rửa sạch, cho vào cối và giã thật nhuyễn. Cho nước gạo và rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm cho lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong thời gian 2 - 30 phút, thỉnh thoảng bạ nên đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội rồi lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm một ít đường vào để bé dễ uống. Một ngày, nên cho bé uống từ 2 – 3 lần và uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên cho uống trước và sau bữa sữa của bé.

Trẻ bị ho sổ mũi có đờm

Lá húng chanh

Trong lá húng chanh có chứa các tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được sử dụng làm thuốc chữa ho và trị viêm họng cho bé. Giã dập lá húng rồi trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm sau đó gạn lấy nước cho trẻ uống, mỗi ngày uống 2 lần. Hoặc cũng có thể đêm rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm một lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày cho đến khi hết ho.

Hạt chanh

Dùng hạt chanh đã giã nhuyễn, trộn lẫn với đường phèn và nước lọc, sau đó đem hấp cách thủy hoặc hấp ở trong nồi cơm vừa cạn nước. Hấp cho đến khi nước sôi hoặc cơm chín là có thể dùng được. Dùng nước hỗn hợp trên cho bé uống 1-2 thìa cafe/ lần, một ngày uống 4-6 lần, bé sẽ nhanh chóng giảm ho và tiêu đờm.

Trên đây là một số thông tin và cách trị cho trẻ bị ho sổ mũi có đờm, bạn có tể tham khảo để lựa chọn cách chữa trị phù hợp cho trẻ.

Xem thêm:

  • Trẻ sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
  • Những dấu hiệu cần cảnh giác ở trẻ bị ho

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!