PGS Tuấn khám cho bệnh nhi
Thờ ơ với bổ sung sắt cho trẻ
Bé Nguyễn H. A, 3 tuổi thường xuyên bị viêm mũi họng. Cho bé vào Bệnh viện Nhi trung ương kiểm tra, chị Hoa (Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội) than thở bé H. A thường xuyên bị viêm mũi họng. Cách đây 1 tuần, bé bị chảy nước mũi rồi xuống họng và sốt cao. Chị đã cho bé đi khám bác sĩ chẩn đoán viêm hô hấp trên nhưng khi hết thuốc là bé lại ốm.
Bác sĩ kiểm tra sức khoẻ và cho xét nghiệm máu. Kết quả, chỉ số sắt của bé quá thấp chỉ đạt 3,1 mmol/l. Trong khi chỉ số bình thường của bé phải từ 7mmol/l trở lên.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đào Minh Tuấn, Viện nghiên cứu sức khoẻ trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết, trong quá trình công tác ông gặp rất nhiều trẻ em thương xuyên bị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm như viêm mũi, viêm họng khi đi khám bác sĩ tìm ra thủ phạm chính là trẻ thiếu sắt mà cha mẹ không hề biết.
Phó giáo sư Đào Minh Tuấn cũng cho biết thêm, sắt là một trong những yếu tố vi lượng quan trọng nhất đối với sự tồn tại và hoạt động của cơ thể. Trẻ em và phụ nữ là hai đối tượng dễ bị thiếu hụt sắt nhất do nhu cầu cao và nguy cơ mất sắt nhiều. Tuy nhiên, nhiều người còn thơ ơ với việc bổ sung sắt, nhất là việc bổ sung sắt với trẻ em. Bởi sắt đối với trẻ vô cùng quan trọng.
Cũng theo Phó giáo sư Tuấn, sắt dễ hấp thu nhưng cũng dễ đào thải và với bất cứ ai cần nhớ 3 thứ cực kỳ quan trọng đó là vitamin A, sắt và Iot.
Phó giáo sư Tuấn cảnh báo, ai cũng biết, khi thiếu sắt gây hậu quả lớn nhất là thiếu máu. Không chỉ có thế thiếu sắt còn là nguyên nhân của hàng loạt thương tổn ở các cơ quan khác như tiêu hoá như rối loạn hấp thụ, rối loạn chức năng, thần kinh (giảm phản xạ, suy yếu tinh thần, tư duy, giảm tập trung, rối loạn dẫn truyền thần kinh).
Thiếu sắt còn ảnh hưởng tới miễn dịch như làm suy giảm đề kháng, tăng cường nguy cơ nhiễm khuẩn, sa sút nồng độ, enzyme và các globumin miễn dịch. Thiếu sắt còn ảnh hưởng tới các enzym trong cơ ảnh hưởng đến việc vận động như giảm vận động, hệ thống cơ vân suy yếu và tăng nguy cơ ngộ độc nhất là ngộ độc chì.
Nhu cầu sắt khuyến nghị cho trẻ là bao nhiêu?
Theo đó, Phó giáo sư Tuấn khuyến nghị, nhu cầu bổ sung sắt hàng ngày đối với trẻ từ 1-10 tuổi là 7-10mg/ngày, với phụ nữ có thai là 27mg/ngày, phụ nữ trong độ tuổi từ 19 -50 là 18mg/ngày. Trong đó, nhu cầu sử dụng sắt ở trẻ em rất cao, vì vậy WHO khuyến cáo trẻ em nên được bổ sung sắt hàng ngày từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi ở những vùng tỷ lệ thiếu máu cao. Với trẻ sinh non nên bổ sung sắt hàng ngày từ 2 đến 24 tháng tuổi.
Bổ sung sắt trước hết bằng đường ăn uống như ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều sắt như trong thịt đỏ là thị bò, thịt lợn, các loại rau xanh thẫm, củ rền đỏ. Ngoài thịt bò và rau có màu xanh thẫm, hải là cũng là một nguồn thực phẩm giàu sắt. Trong các loại hản sản, hàu có thể cung cấp 30% chất sắt cơ thể. Rau chân vịt (cải bó xôi) là loại thực phẩm có chứa rất nhiều lợi ích sức khỏe, chúng cung cấp ít nhất 10% lượng sắt cơ thể cần trong ngày.
Bên cạnh đó các loại hạt như lạc, hạt thông và hạt vừng đứng đầu trong danh sách các hạt giàu chất sắt Ngoài ra, trái cây sấy khô, bột yến mạch, đậu phụ, thịt lợn, tôm, cũng là những thực phẩm có chứa sắt.
Bạn cũng có thể bổ sung sắt bằng đường uống nên lựa chọn loại dễ sử dụng như giọt hay siro với trẻ nhỏ, còn trẻ trên 12 tuổi có thể dùng viên nhai, với mùi vị dễ uống… Điều quan trọng là nên thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kỳ để kịp thời bổ sung lượng sắt mà cơ thể cần để tăng cường sức đề kháng cho bé.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!