Thông thường trẻ sẽ bắt đầu nói được những nguyên âm đầu tiên trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi và bắt đầu hoàn thiện khả năng ngôn ngữ trong khoảng tự độ tuổi từ 1 đến 2. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ chậm nói, hầu hết các bậc cha mẹ đều hoang mang lo lắng.
Trẻ bắt đầu nói khi nào?
Từ 3 đến 12 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có thể nói được các từ nguyên âm đầu tiên cho tới việc phát âm rõ một số từ đơn giản như ba, má, bà...
Cho đến 18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có thể tự nối ghép được hai từ với nhau. Ở giai đoạn này trật tự câu được trẻ nói gần hoàn chỉnh, trẻ có thể chỉ ra được một hoặc hai hình ảnh quen thuộc hoặc hiểu được từ sáu đến bảy bộ phận trên cơ thể.
Từ 18 tháng cho đến 2 tuổi, trẻ bắt đầu biết gọi tên, chào hỏi hoặc từ chối yêu cầu. Số từ mà trẻ nắm được tăng lên dần đến khoảng 25 từ.
Từ 2 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu nói rất nhiều và tự nói chuyện trong khi chơi đồ hàng. Đến khoảng 3 tuổi trả có thể tạo ra một cụm từ đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. Trẻ bắt đầu đặt câu hỏi và hình thành dần những câu chuyện dài hoặc các câu nói logic.
Kể từ năm thứ 4 trở đi, trẻ đã nói được những câu phức tạp và sử dụng ngôn ngữ khá tốt. Trẻ cũng có thể tự kiểm soát được cường độ giọng nói và bắt đầu đặt nhiều câu hỏi hơn.
Tại sao trẻ chậm nói?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, thường được xếp thành 2 nhóm chính bao gồm nguyên nhân tâm lý và thực thể.
Nguyên nhân tâm lý là do gia đình quá cưng chiều hoặc quá bỏ bể trẻ, hoặc trong giai đoạn phát triển xảy ra sự cố làm ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của trẻ.
Nguyên nhân thực thể là những nguyên nhân liên quan tới các cơ quan phát âm như tai, mũi, họng hoặc cơ quan chỉ huy như não. Một số trường hợp trẻ bị chậm nói do não bị dị tật bẩm sinh, bại não hoặc các di chứng sau xuất huyết não và viêm màng não....
Các biểu hiện bất thường
Nếu phát hiện trẻ có những biểu hiện bên dưới, bố mẹ trẻ cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.
Không đáp ứng với giọng nói, hoặc tiếng động lớn khi được 6 tuần tuổi.
Không quan tâm đến người và vật trong khoảng 3 tháng tuổi.
Từ 2 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phản ứng với giọng nói của người thân. Nếu trẻ không cười với giọng nói của bố mẹ trong khoảng thời gian này thì nên đưa trẻ đi kiểm tra, thăm khám sớm.
Không quay đầu khi được gọi hoặc có âm thanh lớn lúc 4 tháng tuổi.
Không nói được, không phát âm bập bẹ lúc 8 tháng tuổi.
Không nói được những từ đơn khi trẻ lên 2 tuổi.
Đến năm thứ 3 trẻ vẫn không nói được câu đơn giản.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cung cấp cho bố mẹ phác đồ trị liệu tùy theo độ tuổi của trẻ và mức độ chậm nói để can thiệp, thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.
Tại sao bé vẫn bị tiêu chảy ngay cả khi bú sữa mẹ?
Những trò chơi kích thích trí não trẻ tập đi cực hay mẹ cần biết
Cai sữa khi trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi, có nên hay không?
Hướng dẫn mẹ cách cho bé bú khi vừa sinh ra cực chuẩn
Ăn gì sau sinh để mẹ phục hồi sức khỏe và nhiều sữa cho bé
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Trẻ có thể hiểu được ngôn ngữ từ rất sớm, do vậy bố mẹ nên khuyến khích trẻ nói và thường xuyên nói chuyện với trẻ. Ngoài ra, bố mẹ còn có thể đọc sách cho trẻ hoặc khuyến khích tập trung vào những đồ vật mà bố mẹ muốn trẻ chú ý.
Khen ngợi trẻ đúng lúc khi trẻ tập nói và thường xuyên động viên, giúp đỡ trẻ trong quá trình tập nói.
Bố mẹ nên thường xuyên dạy những từ đơn giản cho trẻ và tập cho bé nghe theo các âm thanh hoặc hình ảnh khác nhau. Nên giảm thiểu thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử và tập trung nhiều vào các sách xuất bản truyền thống hoặc trò chuyện cùng với cha mẹ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!