Bé đi ngoài nhiều lần hẳn sẽ gây cho cha mẹ rất nhiều nỗi lo lắng. Bởi đường ruột của trẻ rất nhạy cảm, nhiều cha mẹ lo lắng rằng đi ngoài nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa của trẻ. Vậy, nếutrẻ đi ngoài nhiều lầnthì là dấu hiệu của bệnh gì.
1. Trẻ đi ngoài như thế nào là bình thường?
Thông thường, trẻ đi ngoài cho thấy dấu hiệu là bé đã được bú no và bú đủ. Với những bé uống sữa công thức thì nhu cầu đi ngoài của bé sẽ ít hơn, tuy nhiên nếu như mẹ thấy bé đi ngoài sau mỗi lần bú thì đây cũng là một điều bình thường các mẹ nhé.
Một thời gian sau đó, tần suất đi ngoài của trẻ có thể sẽ thay đổi. Khoảng 2 – 3 ngày bé mới đi một lần, nhất là đối với những trẻ uống sữa công thức. Nguyên nhân là do bé có thể chuyển hóa những chất dinh dưỡng nạp vào bên trong cơ thể nên phần chất thải cần phải được tích tụ 2 – 3 ngày mới đầy được và cần tống ra ngoài.
Trong khoảng từ 3 – 6 tháng tuổi, tần suất đi ngoài của trẻ sẽ giảm dần. Tuy nhiên vẫn có nhiều trẻ vẫn đi ngoài nhiều. Nếu như bé đi ngoài nhưng vẫn phát triển bình thường và khỏe mạnh thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng về các vấn đề tiêu hóa của bé.
2. Dấu hiệu đi ngoài bất thường
Khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, khoảng trên 8 lần thì mẹ nên chú ý bởi bé có thể rơi vào những trường hợp như sau:
Hăm tã
Đây là một trong những nguyên nhân khiến bé đi ngoài nhiều. Khi trẻ bị hăm, mẹ có thể cho bé sử dụng các loại kem chống hăm. Nếu mông của bé chưa bị đỏ, mẹ có thể thoa thêm một lớp mỏng kem bôi trơn cho bé. Nhưng khi thấy mẩn đỏ xuất hiện, mẹ nên sử dụng các loại kem đặc trị hăm tã có chứa thành phần oxit kẽm. Sau khi bé đi ngoài xong, mẹ nên cho bé “thả rông” vùng mông của mình trong 1 thời gian ngắn để cho khu vực đó được khô thoáng tự nhiên rồi hãy mặc tã lại.
Dị ứng với sữa mẹ
Chế độ ăn của người mẹ đang cho con bú có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Vì vậy, đây được coi như là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ bị đi ngoài nhiều lần. Trong trường hợp này, người mẹ nên xem xét lại chế độ ăn của mình xem có gì không phù hợp với bé không, từ đó loại bỏ những thực phẩm không tốt cho sữa mẹ.
Tiêu chảy
Khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài 8 – 10 lần/ ngày, phân lỏng, thậm chí có thể có màu xanh cùng dịch nhày, máu, kèm theo đó là những biểu hiện khó chịu, quấy khóc, bú kém, đồng thời có cả sốt, nôn thì đây chính là dấu hiệu cho biết bé đang bị tiêu chảy. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiêu chảy sẽ diễn biến rất nhanh. Một trong những điều nguy hiểm nhất đó là chúng khiến cho bé bị mất nước, suy hô hấp, dẫn đến tử vong.
Do đó, nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu đi ngoài liên tục 8 – 10 lần/ ngày, trẻ khóc to khi mẹ sờ nắn bụng, uể oải, khó chịu, bú kém, mệt mỏi,... thì cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có những biện pháp điều trị kịp thời.
Nên chọn sữa bột như thế nào để giúp trẻ hết biếng ăn?
Dinh dưỡng cho sản phụ sinh mổ: Những thực phẩm nên và không nên ăn
Những mẹo dỗ trẻ khóc dạ đề hiệu quả cha mẹ cần phải nhớ
Những biện pháp khắc phục tình trạng bé 1 tuổi bị nôn khi đang ăn
Mẹ có nên ăn chôm chôm khi mang thai?
3. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần?
Nếu như mẹ đã biết được nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài nhiều lần thì mẹ cần phải có những biện pháp phòng tránh tình trạng này. Nếu không được kiểm soát đúng cách, bệnh có thể diễn biến nhanh và gây ra những nguy hại khôn lường. Dưới đây là những điều mẹ phải làm khi thấy bé bị đi ngoài nhiều lần
- Thay đổi chế độ ăn uống để không làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
- Không nên cho bé ăn dặm ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) vì hệ thống tiêu hóa của bé lúc này vẫn chưa trưởng thành, bé sẽ vô cùng nhạy cảm với các loại thực phẩm mới.
- Nếu là trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn những loại đồ ăn dễ tiêu hóa, tốt nhất, nên chia nhỏ các bữa ăn của trẻ ra thành nhiều bữa và cho trẻ uống nhiều nước, tránh tình trạng trẻ bị tiêu chảy, mất nước liên tục dẫn tới suy kiệt.
- Nếutrẻ đi ngoài nhiều lần là do bị tiêu chảy thì mẹ cần phải bổ sung thêm dung dịch bù chất điện giải oresol pha theo tỉ lệ như hướng dẫn để làm giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
- Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ sau này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!