Bệnh tay chân miệng dễ lây, lây rất nhanh qua đường hô hấp. Bệnh lây từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh.
Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh bắn ra trong lúc ho, hắt hơi; hoặc do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh...
Bệnh hay phát tán và gia tăng ở nhóm trẻ trong các trường mầm non, ở nơi đông dân cư. Tác nhân gây bệnh tay chân miệng do vi-rút coxsakie và enterovirus 71. Trước đây bệnh chủ yếu là do tác nhân coxsakie rất lành tính. Nhưng những năm gần đây, các biến chứng dẫn đến viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não từ bệnh tay chân miệng là do một tác nhân mới khác rất nguy hiểm, đó là enterovirus 71.
Bệnh tay chân miệng dễ lây, lây rất nhanh qua đường hô hấp (Ảnh minh họa: Internet)
Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc. Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, triệu chứng ban đầu sốt (có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39 - 40oC), đau họng, biếng ăn hoặc bỏ ăn, sau 1 - 2 ngày xuất hiện những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bóng nước.
Ở miệng có dạng vết loét, thường ở phía trong miệng, ở trên lưỡi, tại vòm miệng hoặc ở lợi làm trẻ nuốt đau. Những bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân hoặc ở cánh tay. Trẻ sơ sinh có thể có ban dạng sẩn vùng mông hoặc nơi quấn tã lót. Bóng nước này sẽ tự xẹp đi và tự khỏi sau 5 - 7 ngày.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!