Không ít lần bạn để ý thấy con nghiến răng cót két khi đang ngủ mãi không thôi. Bạn lo lắng không biết nghiến răng có gây hại gì cho con và băn khoăn làm cách nào để chấm dứt hiện tượng đó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về chứng nghiến răng khi ngủ ở trẻ nhỏ.
Nghiến răng là hiện tượng như thế nào?
Nghiến răng là sự xiết chặt quá mức một cách vô thức trong khi ngủ các mặt nhai của 2 hàm răng khiến cho cơ hàm căng cứng. Nghiến răng có thể phát ra tiếng kêu hoặc không. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi trẻ ngủ vào ban đêm. Một số khác cũng có thể xảy ra khi trẻ ngủ vào ban ngày.
Vậy nguyên nhân do đâu mà trẻ nghiến răng khi ngủ?
Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra về chứng nghiến răng khi ngủ ở trẻ. Có thể kể đến như:
- Cấu trúc hàm răng của trẻ bị lệch, khi ngủ các răng không khớp với nhau tạo nên độ chênh giữa hai hàm.
- Do trẻ bị căng thẳng hay lo âu. Sự căng thẳng đó có thể là do trẻ bị bố mẹ quát mắng, xem phim chứa yếu tố kinh dị, bị ép ăn đồ ăn mà trẻ không thích....
- Trẻ ngủ không sâu giấc do quá hiếu động, chơi các trò chơi vận động mạnh trước khi ngủ.
- Nghiến răng cũng có thể do di truyền.
Nghiến răng là hiện tượng thường thấy, vậy nó có gây hại hay không?
Nghiến răng không gây hại đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên nếu trẻ bị liên tục trong khoảng thời gian dài mà không dứt thì có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng như:
Lệch hàm, đau cơ hàm vào sáng hôm sau.
Nghiến răng nhiều khiến bề mặt bên ngoài của răng bị mòn đi lộ ra lớp ngà bên trong. Điều này sẽ làm răng bị yếu đi, nhạy cảm hơn khi ăn các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Men răng bị hỏng do sự va chạm quá mạnh giữa hai hàm làm răng dễ bị xỉn màu, dễ mắc các bệnh về răng miệng như đau răng, sâu răng.
Đau răng tức thời do nghiến quá nhiều.
Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Phải làm gì khi trẻ nghiến răng?
Trẻ mọc răng ngứa lợi có triệu chứng nghiến răng có sao không?
Nhận biết chứng viêm nướu ở trẻ nhỏ
Giải mã câu hỏi niềng răng có nguy hiểm không?
Súc miệng nước muối có làm trắng răng?
Sức khỏe răng miệng của bé, mẹ đã biết ?
Các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng khi thấy con mình nghiến răng lúc ngủ. Thông thường, hiện tượng này sẽ chấm dứt khi bé lớn lên. Tuy nhiên, nếu như hiện tượng này xảy ra thường xuyên thì bố mẹ nên tìm hiểu xem nguyên nhân là do đâu.
Bố mẹ nên hỏi chuyện con cái về những điều xảy ra trong ngày xem con có gặp chuyện gì dấn đến căng thẳng và lo lắng hay không. Nếu có thì hãy giải tỏa những lo lắng đó.
Với trường hợp trẻ hiếu động, bố mẹ nên hạn chế cho con vận động mạnh trước khi ngủ. Thay vào đó nên cho trẻ thư giãn với những hoạt động nhẹ nhàng như đọc truyện, nghe nhạc, vẽ tranh.....giúp con ngủ sâu hơn.
Đưa bé đi khám răng xem có vấn đề gì về cơ hàm, cấu trúc răng hay các vấn đề liên quan đến men răng và các bệnh về răng để có biện pháp điều trị kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!