Trẻ khi vừa mới sinh ra, hệ miễn dịch còn non nớt, chưa được phát triển hoàn thiện nên dễ nhiễm bệnh trong quá trình thích nghi với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, việc trẻ bị ốm hoặc nhiễm một bệnh nào đó cũng khiến cho bố mẹ và những người xung quanh hết sức lo lắng. Bài viết dưới đây Vicare sẽ cung cấp một số loại bệnh thường gặp ở trẻ khi mới chỉ 4 tháng tuổi.
1. Rôm sảy ở trẻ nhỏ
* Nguyên nhân
Đây là một hiện tượng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ, bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa nắng nóng. Rôm sảy xuất hiện khi tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra ngoài được, gây mẩn ngứa rôm sảy.
* Triệu chứng
Biểu hiện của bệnh là trên người trẻ xuất hiện những hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, đôi khi còn có nước. Vị trí mọc rôm thường thấy là ở lưng, ngực, bắp tay và bắp chân.
* Phòng ngừa và điều trị
Để giúp bé tránh được những căn bệnh thường gặp ở trẻ như rôm sảy, cha mẹ cần làm mát cơ thể để giúp hạn chế rôm sảy cho bé.
Đối với những bé bị rôm sảy, cha mẹ nên:
+ Mặc cho bé những loại trang phục mỏng, nhẹ có thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, người mẹ không nên mặc quần áo từ chất liệu vải thô để tránh việc có thể gây kích ứng da bé trong quá trình bế bé.
+ Nên để bé được tự do ngồi hoặc nằm chơi ở căn phòng mát, thay vì liên tục ôm ấp bé vào những ngày nắng nóng.
+ Việc tắm rửa cho bé cũng cần lưu ý khi bé bị rôm sảy và phòng tránh bệnh. Mẹ nên tắm rửa cho bé bằng nước từ các loại lá như lá mướp đắng, lá chè xanh...Ngoải ra, mẹ cũng cần thường xuyên lau người cho trẻ bằng khăn lạnh để giúp cơ thể trẻ mát mẻ và làm hạn chế rôm sảy.
+Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy của trẻ, vì khi trẻ bị trầy xước sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng da.
2. Hăm tã:
* Nguyên nhân
Hăm tã là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ. Bệnh xuất hiện do nhiều lý do gây ra, nhưng thông thường trẻ mắc bệnh là do nước tiểu của trẻ hoặc là một phần còn sót lại lâu trong tã do mẹ ít thay tã trẻ, để cho tã bẩn tiếp xúc với da trẻ trong một thời gian dài.
* Dấu hiệu
Khi trẻ bị hăm tã sẽ xuất hiện triệu chứng như hăm, tấy đỏ trên da của trẻ. Nếu các mẹ để nguyên không điều trị, thì lớp da trẻ sẽ trở nên căng bóng và sinh ra mụn mủ.
* Cách phòng ngừa:
Để phòng tránh những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhưu bệnh hăm tã thì:
- Các mẹ luôn phải giữ cho trẻ luôn sạch sẽ, khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên cho trẻ. Cần phải vệ sinh, rửa sạch một cách kỹ càng cho trẻ sau mỗi lần thay tã.
- Lưu ý, khi quấn tã cho trẻ, nên để tã của trẻ được lỏng một chút và sử dụng những loại tã có lỗ thoáng khí. Việc này sẽ giup cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ lưu thông tốt hơn, giúp trẻ phòng tránh được bệnh.
- Không nhất thiết phải thường xuyên đóng tã cho trẻ, các mẹ nên cố gắng để trẻ không mặc tã quần mỗi ngày vài lần giúp cho da trẻ được khô thoáng.
- Các mẹ cần bôi thuốc Bephanthen theo hình quần đùi, ngày bôi 2-3 lần sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ.
- Khi trẻ bị hăm, các mẹ tuyệt đối không dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm của trẻ, việc này sẽ làm lỗ chân lông ở những vùng da bị hăm sẽ bị bít lại, gây kích ứng nặng hơn.
- Lựa chọn những loại quần rộng, chất liệu mỏng, dễ thấm nước mặc cho trẻ.
- Nếu trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, mặc dù các mẹ đã áp dụng đúng những biện pháp nêu trên mà trẻ không khỏi thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Ngoải ra, nếu trẻ có các biểu hiện như: sốt, nổi nhiều mụn mủ, vùng da hăm tã đỏ tấy và lan rộng, bị tiêu chảy cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kịp thời điều trị.
3. Trẻ bị hắt hơi và nghẹt mũi
*Nguyên nhân
Hắt hơi và nghẹt mũi cũng là những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh được gây ra là do sự kích ứng từ các tác động của môi trường bên ngoài, như trẻ hít phải khói từ thuốc lá, bụi bẩn, không khí khô....
* Phòng tránh
Để tránh cho trẻ gặp phải chứng bệnh này, nên để trẻ tránh xa những yếu tố gây kích ứng cho trẻ như: khói thuốc lá, lông động vật, bụi bẩn... Nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, để bé nằm ở phòng không có quạt trần, dùng thuốc nhỏ mũi hoặc hút mũi đúng cách. Nên sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ là loại có chứa dung dịch natrichlorua 0,9%. Sử dụng các dụng cụ hút mũi cho trẻ như dùng bóng cao su phải được khử trùng bằng đun nước sôi.
4. Nôn trớ:
Tác hại của việc hôn môi trẻ sơ sinh
6 căn bệnh thường gặp ở trẻ từ 5-9 tháng tuổi
Mẹ đã biết 8 điều giúp trẻ ăn dặm đúng chuẩn chưa?
Công thức ăn dặm cho trẻ ăn dặm không lên cân được
2
Ăn dặm kiểu Nhật và những điều có thể mẹ chưa biết
2
Nôn là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, đó là do đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng. Hiện tượng trớ thường xảy ra khi trẻ ăn no và sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột ở trẻ. Đây là những hiện tượng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.
* Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây ra bệnh này ở trẻ sơ sinh là do dạ dày trẻ nằm ngang so với người lớn (dạ dày của người lớn nằm dọc). Ở hai đầu của dạ dày có hai cơ thắt, đầu trên được nối với thực quản - gọi là cơ thắt tâm vị; đầu dưới được nối với tá tràng được gọi là cơ thắt môn vị. Đặc tính của 2 cơ thắt này là đóng kín giúp cho thức ăn trong dạ dày tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, do cơ thắt tâm vị đóng lỏng lẻo, còn cơ thắt môn vị đóng kín nên làm cho trẻ dễ bị nôn trớ.
Bệnh thường gặp ở trẻ khi trẻ đang ăn hoặc có những chuyển mình đột ngột.
*Cách khắc phục:
Các mẹ nên để trẻ bú làm nhiều lần trong ngày và mỗi lần bú không được để trẻ no quá. Lưu ý, không để trẻ khóc khi bú vì khi đó trẻ dễ bị nuốt hơi gây căng dạ dày.
Nếu trẻ bú bình, thì nên để đầu núm vú bình sữa luôn được đầy sữa, tránh để bình sữa nằm nghiêng thấp. Sau khi trẻ bú xong, cần phải bế trẻ cao đầu trong 15 – 20 phút, vỗ lưng để cho bé ợ hơi, rồi sau đó đặt trẻ nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao. Tuyệt đối không để trẻ nằm bú, vì dễ dẫn đến sặc, trớ sữa. Khi trẻ bú cũng không được tang bé lên xuống.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!