Trẻ sơ sinh bị chảy máu ở rốn có nguy hiểm không?

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Trẻ sơ sinh là đối tượng có sự nhạy cảm rất lớn đối với môi trường bên ngoài, do cơ thể còn chưa hoàn thiện, các cơ quan bộ phận chưa thích ứng được với những khác biệt của môi trường bên ngoài cơ thể mẹ, trong đó có bộ phận rốn rất dễ bị chảy máu và nhiễm trùng. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng và để lại biến chứng nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh là đối tượng có sự nhạy cảm rất lớn đối với môi trường bên ngoài, do cơ thể còn chưa hoàn thiện, các cơ quan bộ phận chưa thích ứng được với những khác biệt của môi trường bên ngoài cơ thể mẹ, trong đó có bộ phận rốn rất dễ bị chảy máu và nhiễm trùng. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng và để lại biến chứng nguy hiểm.

Những nguyên nhân gây chảy máu rốn trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị chảy máu ở rốn có nguy hiểm không?

Rốn của trẻ đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Khi ra đời, rốn vẫn chưa được hoàn thiện mà phải có phương pháp chăm sóc để tự rụng mà không gặp bất kì biến chứng nào. Đôi khi rốn bị chảy máu chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

  • Rốn của trẻ sơ sinh luôn băng kín nên rất dễ bị ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiễm trùng và chảy máu.

  • Quá trình vệ sinh rốn mạnh, gây xước dẫn tới chảy máu.

  • Bị bệnh lý nào đó ở rốn.

  • Công trùng xâm nhập và cắn chảy máu.

  • Do quá trình rụng bong tróc vảy nên chảy máu.

Nhiều trường hợp hiện tượng rốn trẻ chảy máu kèm theo mủ, nước. Đây là trường hợp bị viêm nhiễm nặng và có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Phải làm gì khi rốn trẻ bị chảy máu?

Hiện tượng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu không quá nguy hiểm, chỉ cần lưu ý và có phương pháp hợp lý thì sẽ nhanh chóng khô và trở lại bình thường. Tuy nhiên, để an toàn bố mẹ cần thực hiện một số biện pháp dưới đây:

- Liên hệ và thăm khám bác sĩ khi rốn trẻ bị chảy máu để tìm ra nguyên nhân, đồng thời có cách xử lý.

- Dùng tăm bông chấm máu cho khô, nên thực hiện nhẹ nhàng tránh làm đau trẻ.

- Không tự ý dùng thuốc hay bất kì biện pháp nào vì có thể làm tình trạng nặng hơn.

- Giữ rốn và vùng xung quanh rốn luôn sạch sẽ và khô ráo.

- Không tự ý chọc hay cạy các mảng bám trên rốn trẻ vì sẽ gây chảy máu.

- Nên để rốn hở không bịt quá kín giúp khô ráo và tránh nhiễm trùng.

- Chăm sóc và vệ sinh vùng rốn cho trẻ bằng nước sôi để nguội từ 1 đến 2 lần/ngày, không nen dùng sữa tắm hay dầu thơm để vệ sinh rốn.

- Việc chảy máu có thể do rốn rụng, vì vậy chỉ cần giữ sạch sẽ sau vài ngày máu không còn chảy nữa.

Trẻ sơ sinh bị chảy máu ở rốn có nguy hiểm không?

Quá trình lành vết thương rốn

Cách chăm sóc và vệ sinh rốn an toàn cho trẻ sơ sinh.

Để hạn chế vùng rốn của trẻ bị chảy máu và nhiễm trùng, bố mẹ cần vệ sinh theo đúng cách, tránh gây tổn thương vùng nhạy cảm này.

  • Sử dụng dung dịch sát trùng chuyên dùng cho trẻ sơ sinh, nên hỏi bác sĩ để tìm được loại phù hợp nhất với trẻ.

  • Dụng cụ vệ sinh phải sạch sẽ, vô trùng như: bông, gạc, kềm,...

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh rốn cho trẻ.

  • Tiến hành nhẹ nhàng, tránh vội vàng để không gây tổn thương.

  • Lau khô rón và vùng lân cận.

  • Khi mặc quần áo cho trẻ cần tránh động chạm tới vùng rốn, mặc đồ thoáng mát và rộng rãi giúp trẻ dễ vận động và không gây ảnh hưởng tới rốn.

Thông thường rốn trẻ sơ sinh sẽ khô và rụng trong vòng từ 7 đến 10 ngày sau sinh và sau khoảng 15 ngày thì cuống rốn sẽ liền lại hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp rốn bị nhiễm trùng, chảy máu thì sẽ lâu phục hồi hơn. Bố mẹ cần hết sức lưu ý để kịp thời thăm khám bác sĩ khi rốn trẻ gặp bất thường.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!