Trẻ sơ sinh thường hay có những dấu hiệu như quấy khóc, mất ngủ, thở khò khè, bị lác sữa... và điển hình là trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa. Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể là báo hiệu của một số bệnh mà trẻ đã bị mắc phải, điển hình như là các bệnh về đường tiêu hóa.
Tìm hiểu về trường hợp trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa
Bé sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là điều hết sức bình thường, đặc biệt là khi bú thì bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi này không chỉ làm bé dễ no hơn mà còn làm trẻ hay ọc sữa khi được mẹ đặt nằm nghiêng. Chia nhỏ thời gian bú để giúp bé tiêu hóa tốt hơn là một phương pháp phòng tránh hiệu quả.
Với những bé bắt đầu tập bú bằng bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ và dùng núm vú đặc biệt để tránh bé nuốt quá nhiều khí thừa. Khi cho bé ăn xong, mẹ không nên để bé nằm tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.
Nếu đã thử khắc phục nhiều cách nhưng bé vẫn bị ọc sữa, hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và nhận lời khuyên từ chuyên gia. Hiện tượng ọc sữa có thể là do các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng... Một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột... cũng khiến trẻ đột nhiên ói, ưỡn bụng, bụng nổi phồng ...
Với những trẻ hay bị ọc sữa và vặn mình, nhất là hiện tượng co giật nhiều trong lúc ngủ thì mẹ cần xem lại thực đơn dinh dưỡng cho bé. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu canxi.
Trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình và gồng người
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa trong khoảng 3 tháng đầu tiên sau sinh, nhất là dấu hiệu sinh lý gồng người và vặn mình đến mức đỏ mặt tía tai trong vài ba phút rồi tự khỏi. Nhiều bà mẹ thấy hiện tượng này là bình thường và nghĩ không có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi bé vẫn ăn ngủ tốt và tăng cân đều. Tuy nhiên:
- Nếu trong cơn vặn mình kèm theo các dấu hiệu khó ngủ và ngủ ít, giật mình thức giấc vào ban đêm, đổ nhiều mồ hôi, chậm tăng cân và rất khó tăng cân trong 3 tháng đầu thì rất có thể trẻ đã bị thiếu hụt vitamin D.
- Nếu triệu chứng gồng mình hay vặn người là do thiếu canxi máu thì thường gặp hơn ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém. Những trẻ này thường có biểu hiện dễ bị kích thích với tiếng động, thở khò khè, hay nôn ói...
Nói tóm lại, nếu bé vẫn khỏe và vẫn lên cân tốt thì triệu chứng vặn mình và đỏ mặt là sinh lý bình thường, sẽ tự hết khi bé được 2 – 3 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thường ngủ nhiều nhưng có giấc ngủ ngắn, thường 3 đến 4 tiếng sau khi bú là lại ngủ nên cha mẹ cần tập điều chỉnh lại giờ đi ngủ cho bé.
Top 5 loại sữa bột tốt nhất cho trẻ 1 tuổi
Thực đơn giàu chất dinh dưỡng dành cho bé 5 tuổi
Cách cai sữa cho bé dưới 1 tuổi hiệu quả
Thời điểm nào là thích hợp để mẹ cai sữa cho trẻ?
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì để phát triển toàn diện?
Phương pháp giảm thiểu tình trạng trẻ hay vặn mình và ọc sữa
Theo đa số lời khuyên của các bác sỹ bệnh viện nhi, hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa thường là do con bị thiếu vitamin D và Canxi. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thì lại nghĩ rằng con đang bị khó chịu, bị sài đẹn hoặc ngứa ngay do mọc răng... và tự ý điều trị theo “kinh nghiệm dân gian” nên chữa mãi không khỏi.
Nhiều gia đình còn kiêng khem cho con tránh gió, tránh nắng dẫn đến thiếu vitamin D và không hấp thụ được canxi. Mà giai đoạn trẻ phát triển thì rất cần hai chất này để củng cố và phát triển mạnh khung xương của mình. Nếu không cung cấp đủ canxi, trẻ sẽ bị biến dạng xương chân tay, chậm mọc răng, rụng tóc, nhiễm trùng đường hô hấp do lồng ngực bị méo.
Ngoài ra, trẻ thiếu canxi nặng có thể dẫn tới tình trạng tím tái, bị tử vong do chứng co thắt thanh quản. Do vậy, mẹ phải tăng cường thức ăn giàu canxi (cua, tôm, sữa, các loại đậu, trứng) và vitamin D (cá hồi, cá ngừ, cá thu....) và có thể uống thêm các sản phẩm sữa bổ sung canxi. Nếu trẻ bú sữa ngoài, mẹ cần cho con tắm nắng thường xuyên hơn để con cung cấp lượng canxi.
Thông qua bài viết trên đây, Lily & WeCare mong rằng các bậc cha mẹ đã có kinh nghiệm và hiểu rõ hơn trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, từ đó có phương pháp khắc phục kịp thời.
Xem thêm:
- Mẹo hay dân gian chữa ọc sữa cho trẻ
- Trẻ bị ọc sữa lên mũi nên xử lý như nào?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!