Trẻ sơ sinh khó ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé như thế nào?

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Trẻ khó ngủ là vấn đề mà phần lớn ông bố bà mẹ đều mắc phải nhưng không tìm ra cách giải quyết. Hậu quả của việc mất ngủ của trẻ cũng khá nặng nề khi quá trình phát triển của trẻ có thể bị chậm lại nếu giấc ngủ bị thiếu hụt. Sức khoẻ của mẹ cũng sẽ xuống dốc, mệt mỏi nếu liên tục phải thức đêm trông con.

Trẻ khó ngủ là vấn đề mà phần lớn ông bố bà mẹ đều mắc phải nhưng không tìm ra cách giải quyết. Hậu quả của việc mất ngủ của trẻ cũng khá nặng nề khi quá trình phát triển của trẻ có thể bị chậm lại nếu giấc ngủ bị thiếu hụt. Sức khoẻ của mẹ cũng sẽ xuống dốc, mệt mỏi nếu liên tục phải thức đêm trông con.

Những tác hại khôn lường của việc trẻ khó ngủ

Khi mới ra đời trẻ vẫn giữ những thói quen lúc ở trong bụng mẹ và giấc ngủ là một phần của thói quen. Thêm một phần nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay ngủ là do các giác quan của trẻ còn rất yếu, giấc ngủ sẽ hạn chế việc ánh sáng tác động mạnh tới đôi mắt non nớt của bé. Bé sơ sinh khoảng 1 – 2 tháng tuổi có thể ngủ khoảng 16 – 18 tiếng mỗi ngày. Hầu như bé chỉ thức giấc để ăn uống, đi vệ sinh. Nếu trẻ ngủ ít hơn hoặc không ngủ về đêm có thể gây ra những tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của chính trẻ.

Quá trình phát triển của bé chủ yếu diễn ra trong giấc ngủ trong khoảng bốn tháng đầu nên nếu thiếu ngủ trẻ sẽ chậm chạp phát triển trí não, cơ bắp và xương khớp hơn trẻ đồng lứa khác.

Trẻ sơ sinh khó ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé như thế nào?

Trẻ sơ sinh khó ngủ kéo dài cũng khiến cho nhịp sinh học của bé bị lệch lạc. Điều này sẽ tạo thói quen thức khuya khi bé lớn lên hoặc rút ngắn thời gian ngủ của trẻ khiến trí não trẻ không được nghỉ ngơi đủ và kém minh mẫn.

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra khoảng thời gian hormone tăng trưởng chiều cao của trẻ sản xuất nhiều nhất trong giấc ngủ và vào khung giờ 22 – 0h. Nếu trẻ sơ sinh khó ngủ và bỏ lỡ khung giờ ngủ tốt nhất này bé sẽ chậm phát triển hơn trẻ khác, chiều cao khi trưởng thành cũng hạn chế hơn bạn bè.

Mẹ chịu ảnh hưởng gì khi trẻ sơ sinh khó ngủ?

Trẻ sơ sinh luôn cần có người trông coi và chăm sóc mà mẹ là người chăm sóc trực tiếp. Sau một thời gian dài mang thai và trải qua quá trình sinh con sức khoẻ của mẹ sẽ không còn tốt. Cơ thể mẹ đòi hỏi phải được nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi nên nếu trẻ sơ sinh khó ngủ, quấy khóc mẹ sẽ rất mệt mỏi. Quá trình ở cữ không được nghỉ ngơi và hồi phục tốt sẽ để lại những di chứng về sau khiến sức khoẻ mẹ suy giảm nặng nề. Sự mệt mỏi kéo dài còn có thể khiến các mẹ bỉm sữa rơi vào stress hoặc trầm cảm sau sinh.

Ngoài ra nếu để con liên tục quấy khóc về đêm cũng sẽ ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của các thành viên khác. Gây ra những cãi và và xích mích không cần thiết giữa bố mẹ và gây thêm áp lực cho gia đình.

Trẻ sơ sinh khó ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé như thế nào?

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh khó ngủ?

Mỗi đứa trẻ đều có một đặc điểm khác về thời gian ăn uống và ngủ nghỉ. Để giảm bớt mệt mỏi mẹ có thể nương theo thời gian ngủ của con để nghỉ ngơi hoặc tìm cách điều chỉnh giờ giấc, tìm người trông nom giúp để giảm bớt áp lực.

Nếu thấy trẻ không ngủ đủ thời gian cần thiết mỗi ngày mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao, đưa bé đi khám bác sĩ để xác định vấn đề thuộc về sức khoẻ của bé hay do môi trường.

Tạo cho bé một thời gian biểu riêng về ăn ngủ để điều chỉnh dần thời gian cho con. Hãy cố gắng nhận biết xem con thường ngủ sâu và dài thời gian vào thời điểm nào, lý do tại sao bé ngủ sâu để điều chỉnh dần. Trẻ sơ sinh khó ngủ thường do bé bị mệt mỏi quá độ hoặc ngủ thừa giấc nên việc lập lịch biểu sẽ giúp những điều này ít xảy ra hơn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!