Thở khò khè là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khò khè, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất đó là do trẻ bị mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn. Tùy vào tình trạng trẻ thở khò khè mà cha mẹ có thể chẩn đoán được bé đang bị mắc bệnh gì.
Thế nào là thở khò khè?
Trẻ thở khò khè là tình trạng cha mẹ nghe thấy tiếng thở của con mình bất thường, giống như tiếng ngáy. Thở khò khè thường phát ra âm thanh rất to, nghe rõ từ xa nếu như bé thở mạnh. Theo thống kê, có khoảng 30-40% trẻ đang bú mẹ đều có hiện tượng này, đặc biệt là trong lúc ngủ.
Thở khò khè có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, tuy nhiên không phải trong trường hợp nào cũng có liên quan đến bệnh lý. Đôi khi, mẹ sẽ nhầm lẫn giữa tình trạng nghẹt mũi với thở khò khè. Cũng có những trường hợp tiếng thở khò khè của trẻ là do bé nằm ngủ sai tư thế khiến cho khí quản và khoang mũi bị chèn ép tạo nên tiếng thở đó. Lúc này mẹ chỉ cần thay đổi tư thế cho bé thì tiếng khò khè cũng biến mất.
Theo kết luận của bác sỹ, trẻ chỉ được gọi là có tiếng thở khò khè khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Ở giai đoạn 2 - 3 tuổi, bé sẽ dễ gặp các hiện tượng này nhất, do lúc này phế quản vẫn còn quá nhỏ nên dễ sinh ra các hiện tượng co thắt, phù nề, tiết dịch đồng thời tắc nghẽn nếu như bị viêm nhiễm
Khoảng 30-40% trẻ đang bú mẹ đều có hiện tượng thở khò khè trong lúc ngủ.
Trẻ thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì?
Bệnh hen suyễn
Nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng trẻ thở khò khè đó chính là bệnh hen suyễn. Trẻ bị hen suyễn thường rất hay thở khò khè khi ngủ. Các cơn khò khè sẽ thường có dấu hiệu trở nặng khi thời tiết thay đổi hoặc khi bé phải tiếp xúc với khói bụi và các tác nhân gây kích ứng.
Viêm phế quản
Tình trạng này thường hay xảy ra đối với những trẻ dưới 2 tuổi. Bên cạnh đó, đây còn là dấu hiệu của bệnh dị ứng, trào ngược dạ dày. Những dịch trào ngược dạ dày này có thể chảy vào trong đường hô hấp, gây ra tình trạng trẻ thở khò khè.
Mềm sụn thanh quản
Với trẻ dưới 1 tuổi, tình trạng thở khò khè có thể có nguyên do là bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn. Mềm sụn thanh quản thường xảy ra ở trẻ sinh non hoặc đang bị một tổn thương nào đó ở đường hô hấp. Để giúp bé khắc phục được tình trạng này, cha mẹ cần cho trẻ tắm nắng thường xuyên hơn để bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D giúp cho sụn phổi mau cứng cáp.
Mẹ nên cho bé đi tắm nắng thường xuyên để bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D.
Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
2
Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Lưu ý cha mẹ nhất định phải biết khi thay tã, tắm và vệ sinh cho bé
Địa chỉ khám tự kỷ ở Hà Nội mà bố mẹ nên biết
Hướng dẫn ba mẹ dạy bé tập ngồi
Viêm phổi
Bên cạnh bệnh viêm phế quản thì viêm phổi cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè. Trong thời gian bị sốt, trẻ sẽ có thêm những dấu hiệu như khó thở, phổi có tiếng ro ro bất thường, ho nặng và đây chính là dấu hiệu của bệnh viêm phổi khá nguy hiểm. Ngoài ra, nếu bị viêm thanh phế quản cấp tính, bé sẽ thường xuyên có những triệu chứng như ho, khàn tiếng và khó thở kèm theo tiếng thở khò khè xuất hiện vào ban đêm.
Trẻ thở khò khè nếu không được điều trị và khắc phục kịp thời thì sẽ có nguy cơ dẫn đến những bệnh khác như bệnh tim bẩm sinh, khò khè sau sinh, bú kém, da nhợt nhạt, tím tái. Thở khò khè ở trẻ là dấu hiệu của những bệnh hô hấp nguy hiểm, do đó, khi thấy bé có những triệu chứng như thở khò khè vào ban đêm, cha mẹ cần đưa bé đến những trung tâm y tế để được khám bệnh đồng thời có những phương pháp điều trị sớm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!