Trị cảm lạnh ở sản phụ bằng bài thuốc Đông y

Y Học Cổ Truyền - 11/24/2024

Cảm lạnh là bệnh khá quen thuộc với mọi người, đặc biệt sản phụ rất dễ nhiễm bệnh cảm lạnh. Vậy điều trị bệnh cảm lạnh như thế nào vừa có thể khỏi bệnh lại không ảnh hưởng đến em bé. Trong Đông y đã tìm ra một số bài thuốc để điều trị cảm lạnh rất tốt cho sản phụ.

Cảm lạnhlà bệnh khá quen thuộc với mọi người, đặc biệt sản phụ rất dễ nhiễm bệnh cảm lạnh. Vậy điều trị bệnh cảm lạnh như thế nào vừa có thể khỏi bệnh lại không ảnh hưởng đến em bé. Trong Đông y đã tìm ra một số bài thuốc để điều trị cảm lạnh rất tốt cho sản phụ.

Cảm lạnh trong Đông y

Trong Đông y gọi cảm lạnh là thương hàn có nghĩa là cảm thương phải khí hàn. Vào mùa đông và khi giao mùa hàn khí lưu hành, nếu cơ thể bạn suy yếu thì chính khí không thể đối lại được hàn khí dó đó hàn khí sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh thương hàn.

Chính khí hay còn gọi là khí lực tự vệ của cơ thể, Đông y gọi là khí dương, có tác dụng chống lại các tác động từ bên ngoài vào như sự biến đổi thời tiết, khí hậu như mưa, gió, nóng, lạnh. Ban ngày khí dương ở ngoài mặt da, ban đêm lui vào lục phủ ngũ tạng vì thế mà người ta thường cảm lạnh sau một đêm ngủ mà không mặc đủ ấm hoặc nằm nơi có nhiều gió lùa hoặc để quạt thổi trực tiếp vào người.

Theo Đông y, vùng đầu mặt cổ là nơi hội tụ của tất cả các kinh dương trong cơ thể vì vậy vùng đầu mặt là nơi chịu rét tốt nhất. Vùng phía sau cơ thể là vị trí hai đường kinh thái dương có thể coi như là cửa ngõ biên giới tuyến đầu bảo vệ cơ thể. Khi lạnh muốn xâm nhập vào cơ thể phải phá vỡ được vòng tuyến nên triệu chứng đầu tiên là thấy ớn lạnh dọc sống lưng, đau nhức mỏi cổ vai gáy, nhức đầu và lạng buốt chân tay.

Trị cảm lạnh ở sản phụ bằng bài thuốc Đông y

Đánh gió giải cảm.

Một số biện pháp đơn giản điều trị bệnh cảm lạnh của Đông y

Đánh gió

Dùng dàu nóng hoặc gừng tươi. Bôi dầu, chà xát cho thấm đều vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống, rồi dùng thìa hoặc đồng xu bằng kim loại cạnh tròn đánh vào vùng đó từ trên xuống dưới. Với gừng tươi thì rửa sạch gừng, giã nát vắt nước dọc hai bên sống lưng rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khan khô lau sạch bã.

Theo Đông y, đánh gió trực tiếp đem khí nóng vào cơ thể giúp cơ thể đủ khí dương để đánh bạt khí ra ngoài.

Xông hơi

Dùng lá sả, lá tre, lá bưởi, lá kinh giới, lá ngải cứu đem rửa sạch cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5-10 phút. Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu hơn đẻ hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới. Ngừng xông khi thấy người đã sớm hơn. Sau đó dùng khăn bông lau hết mồ hôi và nằm nghỉ.

Không nên đun sôi kỹ quá nồi nước xông, vì ta sử dụng hơi nước có tinh dầu nên nếu sôi quá 15 phút thì tinh dầu sẽ bay hơi hết và xông ít tác dụng. Không nên ham xông nhiều để cho thoát nhiều mồ hôi vì như thế sẽ mất một lượng dịch lớn gây mệt mỏi do mất nước.

Cháo giải cảm

Cháo thịt nạc hoặc cháo trứng thêm một ít tía tô, hành, kinh giới, gừng tươi ăn nóng. Các chất đều có chứa tinh dầu vì thế khi ăn nên hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt.

Trị cảm lạnh ở sản phụ bằng bài thuốc Đông y

Một số lưu ý đối với sản phụ

Khi trời trở lạnh các chị em lên mặc ấm, trước khi đi ngủ cần kiểm tra cẩn thận các cửa sổ tránh gió lùa vào. Khi đã bị cảm lạnh thì cần được chăm sóc tốt, ăn tăng cường dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể, ăn nhiều hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại những biến chứng do nhiễm trùng có thể xâm nhập.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!