Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng lại gây ra nhiều phiền toái và khó chịu nếu như trở nên mạn tính, kéo dài. Đây là loại bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, có tần suất cao ở những người đi làm, đi học. Lily & WeCare sẽ giúp độc giả tìm hiểu về những triệu chứng của viêm mũi dị ứng qua bài viết này.
Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng được gây ra chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ nào đó không thích hợp với cơ thể như: bụi, phấn hoa, bào tử nấm (nấm mốc), các loại lông của động vật (chó, mèo)... Những tác nhân này đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn khi gặp kháng thể tương ứng thì xảy ra hiện tượng phản ứng. Hiện tượng phản ứng này diễn ra ở lớp nhày niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như: họng, mũi, xoang... và gây nên hiện tượng viêm, kích thích niêm mạc.
Bệnh còn liên quan đến cơ địa dị ứng. Thường thì những người bị viêm mũi dị ứng hay bị ở những người có liên quan đến cơ địa dị ứng nhiều hơn so với những người thường như: viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, tổ đỉa... Do đó mà tuy cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị viêm mũi dị ứng, có người không bị.
Các tác nhân gây ra kích thích cũng có thể sẽ theo đường hô hấp để vào cơ thể, nhưng cũng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua việc tiếp xúc da hoặc do ăn uống mà tạo thành viêm mũi dị ứng.
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng
Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ có biểu hiện hắt hơi hàng tràng (có khi lên đến 10 cái), bị chảy nước mũi giàn giụa, mắt đỏ và ngứa (càng dụi nhiều lại càng bị ngứa). Bệnh nhân cũng bị khô họng, ngạt mũi và các triệu chứng này sẽ kéo dài trong vòng 15 – 20 phút, sau đó sẽ giảm dần. Số cơn xuất hiện trong ngày sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của người bệnh.
Nếu như bệnh trở thành mạn tính thì triệu chứng nghẹt mũi có thể diễn ra thường xuyên, kèm theo theo đó là ù tai và nhức đầu. Một số trường hợp còn có triệu chứng của viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài là hiện tượng loạn khứu giác hoặc ngủ ngáy (bị bị nghẹt mũi). Do các dị nguyên trong không khí quá nhỏ nên không thể thấy được, do vậy mà cũng khó tiên lượng được khi nào thì bệnh nhân sẽ có cơn viêm mũi dị ứng.
Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, bệnh là nguyên nhân gây ra viêm xoang và các chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm tai giữa...
Thường các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng gồm 3 bước chủ yếu như sau
Kiểm soát môi trường sống, tránh tác nhân gây dị ứng
Bằng cách đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi ra ngoài trời, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, làm sạch môi trường sống. Bên cạnh đó, nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn sạch sẽ, tất cả đều cố gắng không để bụi bám vào.
Với những người bị viêm mũi dị ứng nên hạn chế tiếp xúc với đồ bông, không nuôi chó mèo hoặc những con vật có lông khác trong nhà. Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, nước hoa, hương liệu hoặc những hương nặng khác. Nên sử dụng khẩu trang đối với những nghề nghiệp không thể đổi nghề.
Chớ chủ quan với những dấu hiệu cảnh báo ung thư máu
Những chứng bệnh bạn cần chú ý khi thay đổi thời tiết
Tổng hợp những dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng bắt buộc ai cũng phải nhớ
Trẻ sơ sinh bị ho kèm ngạt mũi: Mẹ phải làm sao?
Cách bấm huyệt đơn giản để trị dứt cơn ho, hết nghẹt mũi
Dùng thuốc khi có triệu chứng của viêm mũi dị ứng
Hầu hết những trường hợp bị viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với việc điều trị bằng thuốc. Nó có thể là thuốc chống nghẹt mũi hoặc cùng kết hợp với Antihistamines. Tuy nhiên, thuốc cũng gây ra những tác dụng phụ như: bị hồi hộp, lo âu, mất ngủ, có nguy cơ bị tai biến mạch máu não... Người bệnh không nên dùng thuốc dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày bởi nó sẽ dễ gây ra những hiện tượng sinh lý phản hồi khiến bệnh nặng hơn, phải tăng liều, nghiện thuốc và khó điều trị.
Sử dụng miễn dịch liệu pháp
Sau khi phát hiện ra những triệu chứng của viêm mũi dị ứng, bệnh nhân sẽ được làm test và tìm ra xem bị dị ứng với kháng nguyên nào. Từ đó, bác sĩ sẽ tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cơ thể thích ứng dần với chất đó và không bị dị ứng nữa. Phương pháp này có tỷ lệ thành công lên tới 80 – 90%.
Xem thêm:
- Viêm mũi dị ứng máy lạnh như thế nào?
- Chớ coi nhẹ bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!