Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hồng ban nút

Kiến Thức Y Học - 04/30/2024

Hồng ban nút là bệnh gì? Nguyên nhân mắc hồng ban nút? Cách điều trị hồng ban nút ra sao? Rất nhiều câu hỏi xung quanh căn bệnh này mà nhiều người muốn biết. Hiểu được những mong muốn của người bệnh về bệnh hồng ban nút, Lily & WeCare xin mời bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này qua bài viết sau đây.

Hồng ban nút là bệnh gì? Nguyên nhân mắc hồng ban nút? Cách điều trị hồng ban nút ra sao? Rất nhiều câu hỏi xung quanh căn bệnh này mà nhiều người muốn biết. Hiểu được những mong muốn của người bệnh về bệnh hồng ban nút, Lily & WeCarexin mời bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này qua bài viết sau đây.

Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hồng ban nút

Hồng ban nút là bệnh gì?

Hồng ban nút (Erythema Nodosum) là tình trạng viêm, sưng đỏ biểu hiện dưới dạng sẩn hoặc u cục nhỏ màu đỏ, thường gặp nhất ở hai cẳng chân.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh hồng ban hút

Hồng ban nút có thể xảy ra như một bệnh riêng biệt hoặc có liên quan tới bệnh lý nền khác. Nam mắc bệnh ít hơn nữ, với tỷ lệ là 1/4. Bệnh hồng ban nút vẫn có thể gặp ở trẻ em và bệnh nhân cao tuổi.

Quá trình viêm có thể diễn biến kéo dài vài tuần, rồi các nốt tự co lại và tổn thương phẳng, nhưng để lại dấu bầm tím trên da. Hồng ban nút là một dạng phản ứng quá mẫn chậm đối với nhiều loại kháng nguyên khác nhau, xảy ra cùng lúc với nhiều bệnh lý nền, do thuốc điều trị hoặc không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hồng ban nút

Cụ thể, các yếu tố nguy cơ có liên quan đến sự phát triển của hồng ban nút bao gồm: sử dụng nhóm thuốc có chứa sulfa, thuốc tránh thai estrogens, viên ngậm strep. Các bệnh như bệnh mèo cào, bệnh sarcoidosis, bệnh viêm ruột, bệnh bạch cầu, Hodgkin, ung thư hạch, thấp khớp, bệnh Bechet và viêm loét đại tràng, phụ nữ mang thai. Nhiễm khuẩn: liên cầu, chlamydia, nấm, Histoplasma, Mycoplasma và Blastomycosis, viêm gan siêu vi B, C, nhiễm xoắn khuẩn Leptospira, bệnh bạch cầu đơn nhân, lao, giang mai, dịch hạch, thương hàn...

Dấu hiệu nhận biết bệnh hồng ban nút

Bệnh nhân có các ban màu đỏ, dạng u cục, sẩn cứng. Hình thái hồng ban nút là những u cục có thể nhìn hoặc sờ thấy ở dưới da, hình tròn hay ô van, kích thước có thể to nhỏ khác nhau từ 1-10cm đường kính, thường thấy u cục khoảng 1- 2cm. Tính chất các sẩn cục này rắn, ít di động, xung quanh các cục sưng nề. Có thể nhiều sẩn cục kết hợp lại thành một mảng lớn. Tổn thương thường thấy ở mặt trước cẳng chân hai bên, có tính chất đối xứng.

Nhìn chung các sẩn cục có thể nổi ở bất cứ vị trí nào có tổ chức mỡ dưới da như đùi, cánh tay, thân mình, mặt... nhưng ít thấy ở mặt và vùng cổ, chi trên. Các ban đa dạng, có các lứa tuổi khác nhau và màu sắc thay đổi như đám xuất huyết dưới da chuyển thành màu tím hơi xanh, nâu, vàng nhạt và cuối cùng là màu xanh lá cây. Các ban thường biến mất trong vòng từ 10-15 ngày, không để lai sẹo hay di chứng teo da.

Hồng ban nút ban đỏ thường xuất hiện cùng với các triệu chứng giống như bệnh cúm, sốt và cảm giác mệt mỏi. Bệnh nhân có thể có đau khớp, viêm màng hoạt dịch và cảm giác cứng khớp, xảy ra trước hoặc đồng thời với tổn thương da, trong thời gian có thể kéo dài đến 6 tháng.

Tại khớp, người bệnh thấy sưng đỏ, căng cứng, đau nhức nhiều, có thể có tràn dịch khớp. Nhiều bệnh nhân thường bị cứng khớp buổi sáng. Mặc dù khớp nào cũng có thể bị tổn thương nhưng gặp nhiều nhất là khớp mắt cá chân, khớp gối, khớp cổ tay. Biểu hiện cứng khớp có thể kéo dài đến 6 tháng nhưng không có sự hủy hoại các khớp. Xét nghiệm dịch khớp không có yếu tố thấp khớp.

Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hồng ban nút

Điều trị hồng ban nút như thế nào?

Hồng ban nútsau khi được chẩn đoán thì cần tìm ra nguyên nhân bệnh lý nền để điều trị các bệnh lý nền đó cùng với các triệu chứng thương tổn da. Do đó điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân, chẳng hạn do nhiễm khuẩn, do các loại thuốc đang sử dụng để chữa bệnh khác; hoặc do một số loại bệnh lý nền... để chọn phác đồ điều trị cho phù hợp và hiệu quả với từng trường hợp cụ thể.

Thuốc điều trị hồng ban nút bao gồm: thuốc chống viêm, và cortisone đường uống hoặc đường tiêm. Colchicine đôi khi cũng được sử dụng để giảm viêm. Dung dịch lodua kali đường uống có tác dụng thu nhỏ kích thước của nốt hồng ban.

- Người bị hông ban nút sử dụng thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm triệu chứng viêm.

- Uống dung dịch lodua kali có thể làm nhỏ cục u.

- Corticosteroid làm giảm tình trạng viêm cấp tính.

- Thuốc giảm đau và hạn chế các hoạt động nhằm kiểm soát đau.

Chẩn đoán bệnh hồng ban nút

Khi tới bệnh viện chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm có thể cần làm, bao gồm: cấy máu, chụp X-quang, xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), tốc độ lắng hồng cầu (ESR), thử nghiệm liên cầu khuẩn nhanh, sinh thiết da, xét nghiệm liên cầu khuẩn.

Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hồng ban nút

Phòng ngừa bệnh hồng ban nút

Vì có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau dẫn tới sự xuất hiện của chứng hồng ban nút nên không có phương pháp phòng tránh bệnh cụ thể. Tốt nhất vẫn nên ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý... để duy trì sức khỏe ổn định, nâng cao sức đề kháng bệnh tật cho cơ thể.

Khi mắc phải các bệnh lý nhiễm khuẩn liên cầu, bệnh viêm ruột, bệnh bạch cầu, Hodgkin, ung thư hạch, thấp khớp... (là những yếu tố nguy cơ của chứnghồng ban nút), hãy nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra, tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.

Vừa rồiLily & WeCare đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị bệnh hồng ba nút. Hi vọng rằng, đó là những thông tin bổ ích cho những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Lily & WeCare chúc các bạn sẽ sớm điều trị dứt điểm bệnh hồng ban nút một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!