Do đó, việc thử máu và nước tiểu cần được tiến hành ở các bà bầu trước khi sinh. Phát hiện sớm và điều trị để giúp kiểm soát huyết áp cho đến khi mẹ tròn con vuông, có thể giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thế nào là TSG?
Những phụ nữ bị chứng huyết áp cao và chất đạm trong nước tiểu thường mắc chứng TSG. Bệnh thường xuất hiện khi các bà bầu bắt đầu bước sang tuần thứ 20 của thai kỳ, nhưng có thể cũng xảy ra bất cứ thời điểm nào trong nửa sau của thai kỳ. Nếu không chữa trị, nó có thể dẫn đến một tình trạng nguy hiểm hơn gọi là sản giật. Sản giật gây động kinh và có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong ở mẹ. TSG có thể nhẹ hay nặng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Nó gây thêm áp lực cho thận, tạo nhiều protein trong nước tiểu. Trong trường hợp nghiêm trọng, TSG có thể gây tổn hại cho thận, tim, não, gan và mắt cho người mẹ. Đối với một số phụ nữ có triệu chứng TSG có thể cần phải nằm viện hoặc nằm bất động trên giường suốt thời gian còn lại cho đến khi em bé được sinh ra. Nó cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các bé được sinh ra.
Phụ nữ bị chứng huyết áp cao và chất đạm trong nước tiểu thường mắc chứng tiền sản giật (Ảnh minh họa: Internet)
Các triệu chứng TSG
Những triệu chứng dưới đây có thể là dấu hiệu của TSG:
- Sưng ở bàn tay và bàn chân.
- Đau nặng đầu.
- Có vấn đề với tầm nhìn (mờ mắt).
- Giảm trí nhớ.
- Đau ở phần trên của bụng.
- Tăng cân nhanh.
Làm thế nào để chẩn đoán?
Tại mỗi cuộc hẹn trước khi sinh, bác sĩ sẽ đo huyết áp của bạn và thực hiện một thử nghiệm nước tiểu. Nếu huyết áp cao, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ phần còn lại của thai kỳ. Bởi vì huyết áp cao không là điều kiện đủ để chẩn đoán TSG. Nó thường được chẩn đoán khi tình trạng huyết áp cao được đi kèm với một lượng lớn chất đạm trong nước tiểu. Bạn có thể được chẩn đoán là bị TSG nếu bị sưng, thêm protein trong nước tiểu và một trong những dấu hiệu huyết áp sau đây:
- Huyết áp 140/90mmHg hoặc cao hơn.
- Huyết áp tâm thu của bạn tăng thêm 30mmHg hoặc hơn.
- Huyết áp tâm trương của bạn tăng 15mmHg hoặc hơn.
TSG nghiêm trọng xảy ra khi:
- Huyết áp tâm thu hơn 160mmHg.
- Huyết áp tâm trương hơn 110mmHg.
Những đối tượng có nguy cơ bị TSG?
Các chuyên gia không biết lý do tại sao một số phụ nữ mang thai lại bị triệu chứng TSG. Nhưng những đối tượng phụ nữ với những yếu tố sau có nguy cơ bị TSG lớn hơn:
- Phụ nữ trẻ hơn 20 tuổi.
- Phụ nữ lớn hơn 35 tuổi.
- Mang thai lần đầu tiên.
- Mang thai sinh đôi.
- Có cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, máu, rối loạn đông máu, lupus...
- TSG ở lần mang thai trước đó.
- Lịch sử gia đình có người bị chứng TSG.
- Thừa cân.
Làm thế nào điều trị được TSG?
Nếu TSG nhẹ thì bạn có thể nằm điều trị tại nhà trên giường. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để giảm huyết áp của bạn và sẽ giám sát chặt chẽ sức khỏe của bạn và em bé trong suốt những tháng ngày còn lại của thai kỳ. Nếu bạn có TSG nghiêm trọng, bạn cần nhập viện và sinh con sớm hơn dự định.
Nhiều phụ nữ bị TSG vẫn sinh con khỏe mạnh.
Khi em bé được sinh ra từ những bà mẹ bị TSG thường phải được cách ly sớm. Những em bé này có nhiều nguy cơ đối với các vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả trọng lượng sinh thấp và khuyết tật dài hạn.
BS. THU PHƯƠNG
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!