Trời trở rét, hãy nhớ 8 bộ phận dễ nhiễm lạnh trên cơ thể

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Trời đột ngột trở lạnh dễ khiến cơ thể không kịp thích ứng. Chính vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh cần giữ ấm những bộ phận dễ bị nhiễm lạnh.

Hàn khí xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến cho da dẻ nhăn nhúm và máu lưu thông kém. Nếu bị nhiễm lạnh quá lâu, sức chịu đựng của cơ thể suy giảm, khiến cho bệnh tật tái phát. Do đó, việc giữ ấm trong mùa đông là đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những bộ phận dễ bị nhiễm lạnh trên cơ thể.

Tai

Đầu chiếm 30% nhiệt lượng của cơ thể. Trên bộ phận này, tai là vị trí rất dễ bị nhiễm lạnh. Nguyên nhân là bởi lượng máu cung cấp cho tai ít, lại bị giảm theo nhiệt độ. Ngoại trừ dái tai có mỡ giữ ấm, phần còn lại bộ phận này chỉ có da mỏng, sụn và những mạch máu rất nhỏ bên trong. Do đó, khả năng tự giữ ấm của tai rất thấp.

Cổ

Trời trở rét, hãy nhớ 8 bộ phận dễ nhiễm lạnh trên cơ thể

Cổ là nơi rất dễ bị nhiễm lạnh (Ảnh minh họa: Internet)

Cổ là nơi rất dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến cảm mạo, cảm lạnh. Việc giữ ấm cho bộ phận này sẽ giúp chúng ta ngăn chặn các bệnh liên quan đến xương cổ và một số bệnh về đường hô hấp khác. Quàng khăn khi ra ngoài và chườm nóng là những phương pháp đơn giản để bảo vệ cổ trong mùa đông.

Vai

Khớp vai và các mô xung quanh tương đối mỏng manh. Vì vậy đây cũng là nơi dễ bị hàn khí xâm nhập. Vai bị nhiễm lạnh sẽ dẫn đến hội chứng viêm với các biểu hiện như đau vai, đau cơ, cơ vai co cứng, thậm chí có nguy cơ rối loạn vận động chi trên.

Lưng

Trời trở rét, hãy nhớ 8 bộ phận dễ nhiễm lạnh trên cơ thể

Giữ ấm lưng bằng cách không tựa vào những bề mặt lạnh (Ảnh minh họa: Internet)

Lưng bị nhiễm lạnh sẽ khiến động mạch vành co giật, gây ra những cơn đau thắt ở tim đồng thời ảnh hưởng đến khí quản và phổi. Hàn khí xâm nhập qua lưng sẽ dẫn đến các chứng bệnh về hô hấp như viêm khí quản, thở khò khè, thậm chí viêm phổi.

Muốn tránh cho lưng bị lạnh, ta cần chú ý giữ ấm bộ phận này, không để lưng tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh hoặc tựa lưng vào những bề mặt lạnh.

Ngực

Để ngực bị lạnh là việc đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử bị bệnh tim. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng co thắt động mạch. Do đó, việc giữ ấm vùng ngực sẽ phòng ngừa đau tim và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Eo

Eo cũng là một bộ phận cần lưu ý giữ ấm vào mùa đông. Eo bị nhiễm lạnh sẽ khiến các mạch máu co lại, làm chậm dòng chảy của máu, đồng thời kích thích thần kinh, gây ra cảm giác đau đớn ở vòng hai.

Bụng

Vùng thượng vị bị lạnh sẽ trở thành nguyên nhân tái phát của bệnh đau dạ dày, thậm chí có nguy cơ xuất huyết dạ dày. Những người có bệnh về đường tiêu hóa hoặc tiền sử đau dạ dày cần đặc biệt chú ý giữ ấm khu vực này, hạn chế ăn đồ sống, đồ nguội. Bên cạnh đó, vùng bụng dưới bị lạnh sẽ gây ra viêm vùng chậu ở nữ giới và viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.

Chân

Trung Y quan niệm 'chân lạnh toàn thân sẽ lạnh', 'lạnh là từ chân mà ra'. Đây là bộ phận cách xa tim nhất đồng thời cũng rất dễ bị nhiễm lạnh. Phương pháp tốt nhất là duy trì thói quen ngâm chân để bài trừ hàn khí, gia tăng tuần hoàn máu, tiêu trừ mệt mỏi, giữ ấm toàn thân.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!