Bắt đầu từ 'phả hệ' gia đình SARS-COV-2
Nhóm chuyên gia ở bang Pennsylvania Mỹ do phó giáo sư sinh học Maciej Boni đứng đầu vừa thực hiện một nghiên cứu, tái tạo lịch sử tiến hóa của SARS-CoV-2 để tìm ra nguồn gốc loài virus này. Trước mắt, phục vụ việc ngăn chặn đại dịch hiện đang bùng phát, đồng thời tìm cách ứng phó những đại dịch trong tương lai do dòng virus này gây ra.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng ba phương pháp tiếp cận sinh học khác nhau để xác định và loại bỏ các vùng tái tổ hợp trong bộ gien SARS-CoV-2. Tiếp theo, họ đã xây dựng lại lịch sử phát sinh gien cho các khu vực không tái tổ hợp và so sánh chúng với nhau để xem loại virus cụ thể nào đã tham gia vào các sự kiện tái tổ hợp trong quá khứ. Điều này tạo ra mối quan hệ tiến hóa giữa SARS-CoV-2 và các chủng gần nhất như từng được biết đến, đó là virus dơi và virus ở tê tê.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng dòng virus mà SARS-CoV-2 xuất phát từ các dòng virus có ở loài dơi, có cách đây khoảng 40-70 năm trước. Mặc dù SARS-CoV-2 tương tự về mặt di truyền (khoảng 96%) với coronavirus RaTG13, được lấy từ một con dơi móng ngựa vào năm 2013 tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nhưng nó lại được tách ra từ RaTG13 trong một khoảng thời gian tương đối dài, khoảng năm 1969.
SARS-CoV-2 thuộc dòng virus dơi có cách đây 40 - 70 năm trước.
RaTG13 là một loại coronavirus liên quan đến SARS, chủ yếu lây nhiễm ở dơi. Nó là một loại virus RNA tuyến tính 29855bp của phân nhóm betacoronavirus (sarbecovirus). RaTG13 liên kết với thụ thể ACE2 ở dơi thông qua glycoprotein tăng đột biến (miền S). Virus dơi RaTG13 chứa Leu486 trong (miền S) chiếm một bề mặt nhỏ chôn trong miền S của virus và ACE2, cho phép nó liên kết với dơi ACE2 nhưng yếu hơn so với SARS-CoV-2. Do đó, RaTG13 thường không dẫn đến nhiễm trùng ở dơi do mối quan hệ yếu hơn giữa miền S và thụ thể dơi ACE2 của nó so với SARS-CoV-2 và ACE2 ở người. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy, một trong những đặc điểm cũ mà SARS-CoV-2 chia sẻ với họ hàng của nó là miền liên kết thụ thể (RBD) nằm trên protein tăng đột biến, cho phép virus nhận biết và liên kết với các thụ thể trên bề mặt tế bào người. 'Điều này có nghĩa, các loại virus khác có khả năng lây nhiễm cho người đang lưu hành trên dơi móng ngựa ở Trung Quốc', David L. Robertson, giáo sư về virus học tính toán, Trung tâm nghiên cứu virus của MRC-Đại học Glasgow, Anh thành viên nghiên cứu cho hay.
Virus 'nhảy' trực tiếp từ dơi sang người hay nhờ trung gian?
Những virus này sẽ có khả năng 'nhảy' trực tiếp từ dơi vào người hay qua một loài trung gian và điều gì đã chống lưng cho virus để thực hiện bước nhảy vọt này?. Đây thực sự là câu hỏi đang được giới khoa học quan tâm. Theo GS Robertson, đối với SARS-CoV-2, đã có nghiên cứu đưa ra đề xuất không chính xác, rằng những thay đổi tiến hóa quan trọng đã xảy ra ở tê tê. Ngoài ra, tính năng quan trọng khác được cho là công cụ lây nhiễm SARS-CoV-2 đó là việc protein tăng đột biến nhưng chưa phát hiện thấy ở họ hàng mang virus SARS-CoV-2 gần gũi với dơi.
Nhóm nghiên cứu kết luận, để giúp ngăn chặn đại dịch trong tương lai, việc lấy mẫu và phân tích mẫu từ dơi hoang dã cần được thực hiện bài bản để xác định mầm bệnh mới ở người và phản ứng trong thời gian thực. Nhận biết sớm loại virus nào cần tìm và ưu tiên nghiên cứu những loại virus có thể dễ dàng lây nhiễm sang người là điều quan trọng.
SARS-CoV-2 tấn công toàn bộ cơ thể người.
Đại dịch COVID-19 bùng phát, con người rút ra nhiều bài học quý báu. Trước tiên, phải thừa nhận, ngay từ đầu chúng ta đã quá muộn để đối phó với dịch SARS-CoV-2, nhưng đây không phải là đại dịch coronavirus cuối cùng. Một hệ thống giám sát toàn diện và thời gian thực tốt hơn cần được áp dụng để truy tìm virus ngay từ khi ca bệnh mới ở hai con số. Hiểu biết sớm, dập tắt nhanh, không chỉ tiết kiệm chí phí mà còn cứu được nhiều người hơn.
Ngọc Anh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!