Cuộc sống có nhiều điều bận rộn nên nhiều khi mẹ không thể dành nhiều thời gian cho bữa cơm gia đình. Có những thói quen hàng ngày tưởng chừng như tiện lợi nhưng có thể gây hại cho cả gia đình bạn có biết không?
Nấu cơm 1 bữa ăn cho nhiều ngày
Nếp sống công nghiệp khiến nhiều người nấu một bữa cơm ăn cho cả tuần. Còn tại nhiều quán cơm rang, rất dễ bắt gặp những rổ cơm lớn được bày giữa trời. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Mỹ, việc bảo quản gạo - cơm không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tật.
TS Donald Shaffner, một nhà khoa học thực phẩm, ĐH Rutgers cho biết một số nhà hàng nấu rất nhiều cơm, để ở nhiệt độ phòng cả ngày để thuận tiện cho việc sử dụng, có thể gây ra những đợt ngộ độc lớn. Ngoài ra sử dụng cơm nguội tại nhà có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.
Bởi cơm nấu lên thường không tiêu diệt được tất cả các mầm bệnh có trong nó, cùng với đó là khi nấu xong, cơm lại để lâu ở nhiệt độ phòng.
Trong khi môi trường của cơm chín với các dưỡng chất, hơi ẩm, rất lý tưởng để vi sinh vật phát triển. Khi các vi sinh vật tăng trưởng, chúng sẽ tiết ra chất độc gây hại cho cơ thể.
TS Benjamin Chapman, một chuyên gia hàng đầu về An toàn thực phẩm, ĐH Bang Bắc Carolina, cho biết: “Trực khuẩn Bacillus cereus (gây tiêu chảy) khá phổ biến trong gạo dưới dạng bào tử. Nó cũng có mặt nhiều trong đất và các thực phẩm nhưng chỉ có 1 số chủng gây hại cho con người và gây ra ngộ độc thực phẩm.
TS. Chapman giải thích những bào từ này sống sót trong quá trình nấu cơm và sẽ nảy mầm, nhân lên khi cơm để ở nhiệt độ phòng sau khi nấu. Tuy nhiên, với món cơm shushi, do chứa giấm (có tính axit) nên có thể để ở nhiệt độ phòng. Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Epidemiology and Infection, gạo nên được nấu ở nhiệt độ trên 63 độ C và làm mát nhanh, cất vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu.
Uống nước có ga, ăn cơm chan canh
Ăn cơm chan canh - thói quen sai lầm mà ít người để ý
Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thuốc Vidatox 30CH để điều trị ung thư phổi
Vitamin E có tác dụng gì cho phụ nữ sau khi sinh?
Mẹ có được ăn đồ tanh sau sinh không?
Hướng dẫn cách dùng bài thuốc chữa tiểu đường từ hạt bưởi
Chúng ta thường có thói quen trong bữa ăn uống nước lọc hoặc nước hoa quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng đây là thói quen cực kì có hại. Nghiên cứu cho thấy, khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại. Chính vì thế cho dù uống bất kì loại nước nào khi ăn đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, vì nó làm tăng kích thích của dạ dày.
Theo chia sẻ của BS Phan Thị Thu Minh, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đăng trên Zing.vn, thói quen vừa ăn vừa uống nước hoặc chan canh vào bát cơm để ăn lâu dần sẽ khiến dạ dày của bạn phải làm việc quá mức và gây bệnh dạ dày.
“Khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe. Khi chan cơm cùng canh, dịch tiêu hóa bị nước pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác nhanh no nhưng thực chất lượng dinh dưỡng rất ít”, BS Minh nói. Bác sĩ Minh cũng khuyến cáo khi ăn cơm, nên nhai từ tù, nhai kỹ, đặc biệt ở trẻ nhỏ, nên tập thói quen ăn uống khoa học.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho rằng không nên sử dụng đồ uống có ga trong bữa cơm, do lượng carbon dioxide dễ làm tăng áp lực, dẫn tới giãn dạ dày cấp. Thời điểm thích hợp nhất để uống các loại nước hoa quả là trước hoặc sau bữa ăn 1 tiếng, như vậy không chỉ giúp bảo vệ dạ dày mà còn kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn.
Chúng ta thường có thói quen trong bữa ăn uống nước lọc hoặc nước hoa quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng đây là thói quen cực kì có hại. Nghiên cứu cho thấy, khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại. Chính vì thế cho dù uống bất kì loại nước nào khi ăn đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, vì nó làm tăng kích thích của dạ dày.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!