Khoai môn là một loại cây nhiệt đới được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á và Nam Ấn Độ. Người Việt Nam thường chỉ sử dụng củ khoai môn, một loại thực phẩm bổ dưỡng để chế biến các món canh, chè... mà không biết rằng phần lá và rễ cũng có giá trị dinh dưỡng cao.
Lá khoai môn có hình trái tim và màu xanh đậm, có vị như rau cải bó xôi khi nấu chín. Ngay cả phần cuống lá cũng được sử dụng để làm thực phẩm.
100g lá khoai môn chứa 85,66 g nước và 42 kcal (năng lượng). Ngoài ra, chúng còn chứa:
Những lợi ích sức khỏe của lá khoai môn
1. Ngăn ngừa ung thư
Lá khoai môn giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa tan trong nước. Loại vitamin này có tác dụng chống ung thư mạnh, ức chế sự phát triển của khối u ung thư và làm giảm tiến trình tăng sinh tế bào ung thư.
Nghiên cứu cho thấy ăn lá khoai môn có thể làm giảm tỷ lệ ung thư ruột kết và hiệu quả trong việc giảm các tế bào ung thư vú.
2. Tăng cường sức khỏe cho mắt
Lá khoai môn giàu vitamin A, vốn rất quan trọng trong việc giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, duy trì thị lực tốt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (một nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực).
Vitamin A hoạt động bằng cách cung cấp vitamin cho mắt để ngăn ngừa đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Nó cung cấp tầm nhìn rõ ràng bằng cách duy trì giác mạc khỏe mạnh.
3. Hạ huyết áp
Nhờ có saponin, tannin, carbohydrate và flavonoid, lá khoai môn có thể hạ huyết áp. Một nghiên cứu cho thấy tác dụng của dịch chiết lá khoai môn giúp lợi tiểu, chống tăng huyết áp ở chuột.
Huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ, làm hỏng các mạch máu của não và ngăn chặn lưu lượng máu đến não. Nó cũng gây ra bệnh tim thiếu máu cục bộ. Vì vậy, ăn lá khoai môn cũng có lợi cho bộ phận tim mạch.
4. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Vì chứa vitamin C đáng kể nên lá khoai môn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch hiệu quả. Một số tế bào, đặc biệt là tế bào T và tế bào thực bào của hệ thống miễn dịch cần vitamin C để hoạt động đúng.
Nếu hàm lượng vitamin C thấp trong cơ thể, hệ thống miễn dịch không thể chống lại các mầm bệnh.
5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Nghiên cứu ở chuột cho thấy chiết xuất ethanol trong lá khoai môn giúp giảm lượng đường trong máu rõ rệt. Ăn lá khoai môn sẽ giúp ngăn chặn và hạn chế biến chứng của bệnh.
6. Ngăn ngừa thiếu máu
Thiếu máu là một tình trạng xảy ra khi cơ thể có số lượng huyết sắc tố thấp. Lá khoai môn có một lượng sắt đáng kể giúp hình thành các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong lá khoai môn giúp hấp thu sắt tốt hơn, làm giảm nguy cơ thiếu máu.
Cách chế biến món ăn từ lá khoai môn
Bước 1: Rửa sạch lá khoai môn
Bước 2: Luộc lá khoai môn khoảng 10-15 phút
Bước 3: Vớt ra đĩa.
Lưu ý: Lá khoai môn có thể gây ra phản ứng dị ứng dẫn đến ngứa, đỏ và kích ứng trên da. Hàm lượng oxalate trong lá dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalate canxi. Vì vậy, bạn nên ăn lá đã luộc chín, không nên ăn sống.
* Theo Boldsky
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!