Tư thế ngồi xổm của bà bầu, lợi hai hạy?

Kiến Thức Y Học - 05/17/2024

Tư thế ngồi của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Nhiều mẹ bầu lại quen với việc ngồi xổm. Tuy nhiên, càng về những tháng cuối, tư thế này không an toàn cho mẹ và bé. Để tìm hiểu lý do tại sao mẹ bầu không nên ngồi xổm và các tư thế ngồi chuẩn cho bà bầu là gì? Hãy cùng Lily & WeCare theo dõi bài viết dưới đây.

Tư thế ngồi của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Nhiều mẹ bầu lại quen với việc ngồi xổm. Tuy nhiên, càng về những tháng cuối, tư thế này không an toàn cho mẹ và bé. Để tìm hiểu lý do tại sao mẹ bầu không nên ngồi xổm và các tư thế ngồi chuẩn cho bà bầu là gì? Hãy cùng Lily & WeCare theo dõi bài viết dưới đây.

Bà bầu ngồi xổm ảnh hưởng thế nào?

Các mẹ thường quen với những tư thế ngồi ngay từ khi chưa mang thai, do vậy việc lặp lại một tư thế ngồi của mẹ bầu theo thói quen là một điều dễ hiểu.

Vì trên thực tế, tư thế ngồi xổm của mẹ bầu ở những tháng đầu của thai kỳ không quá nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Việc mẹ bầu ngồi xổm sẽ khiến các mạch máu bị ùn tắc, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu dẫn đến tình trạng tĩnh mạch bị suy yếu, làm cho cơ thể mẹ bầu bị phù nề nghiêm trọng hơn.

Khi mang thai, việc di chuyển nhiều làm cho mẹ bầu thường hay mỏi, khó chịu và lười di chuyển. Do vậy, theo phản xạ khi mỏi chân mẹ bầu thường ngồi xổm xuống. Tình trạng này sẽ làm cho trọng tâm của mẹ bầu dễ ngã về phía trước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Ở một số trường hợp, mẹ bầu sẽ bị đau bụng dữ dội với tư thế ngồi quen thuộc này.

Tư thế ngồi xổm của bà bầu, lợi hai hạy?

Tuy nhiên mẹ bầu sắp sinh ngồi xổm lại có lợi

Trong nghiên cứu tuổi thọ của người Nhật, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng người Nhật có tuổi thọ cao một phần là do thói quen ngồi, kể cả khi làm việc lẫn nghỉ ngơi. Khi đó, bắp thịt giữa vùng bụng và đùi của bạn thường xuyên bị chèn ép, không có chỗ cho phần mỡ thừa tăng trưởng. Hay những người nông dân thường ngồi xổm làm việc, ăn cơm hay trò chuyện nên cẳng chân của họ to khỏe hơn người thành phố. Vậy đối với bà bầu ngồi xổm có lợi như thế nào.

Tư thế ngồi xổm cũng được xem như vị trí bào thai nằm trong bụng mẹ. Hiện nay trong những ngày cuối thai kỳ, các bác sĩ sản khoa thường khuyên bà bầu sắp sinh nên ngồi xổm để giúp xương chậu giãn nở và ép lên tử cung sẽ dễ sinh hơn.

Ở những tháng cuối, tư thế ngồi của mẹ bầu giúp mở rộng các lỗ chậu để cải thiện việc cung cấp oxy cho em bé. Không chỉ cung cấp thêm oxy cho thai nhi, việc ngồi xổm còn có thể làm thư giãn cơ bắp và nếu mẹ bầu luyện tập thì trong khi sinh còn có thể giãn ra một khoảng rộng.

Đồng thời, việc ngồi xổm giúp mẹ bầu còn giảm áp lực và căng thẳng, bởi khi đó bụng và các mô xung quanh đã có mối liên kết chặt chẽ với nhau.

Hơn nữa, việc ngồi xổm giúp mẹ bầu còn hạn chế tối đa chứng thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, ngồi xổm cũng giúp loại bỏ các độc tố có trong ruột kết và để thai nhi phát triển trong một môi trường sạch sẽ, khỏe mạnh.

Tư thế ngồi xổm của bà bầu, lợi hai hạy?

Tư thế ngồi chuẩn cho mẹ bầu trong thai kỳ

Tư thế ngồi của mẹ bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Để đảm bảo an toàn mẹ bầu có thể tìm hiểu tư thế ngồi chuẩn cho mẹ bầu được các bác sĩ đưa ra lời khuyên:

- Các mẹ lưu ý khí ngồi cần phải giữ cho lưng luôn thẳng. Không được đẩy người ra phía trước hoặc ưỡn người lại phía sau.

- Mẹ bầu nên chọn điểm tựa tốt khi ngồi. Tốt nhất, khi ngồi ghế mẹ nên đệm thêm một chiếc gối ở đường cong của lưng, sẽ làm cho mẹ không bị đau và hạn chế mỏi lưng.

- Chân mẹ bầu khi di chuyển thường rất mỏi và đau nhức. Do vậy để đảm bảo bàn chân luôn thoải mái, mẹ bầu không nên bắt chéo chân hay gác chân quá cao. Mẹ có thể kê chân bằng một chiếc ghế, sao cho đầu gối nên tạo một góc 90 độ để trọng lượng cơ thể phân bổ đều ở hai bên hông.

- Không vặn eo khi ngồi mà nên xoay cả người. Đặc biệt, mẹ bầu củng không nên ngồi một chỗ quá lâu mà hãy vận động, duỗi chân tay, duỗi người.... Khi đứng dậy thì không nên chồm người mà hãy dịch người về phía trước và đứng dậy thẳng bằng chân.

Xem thêm:

  • Rèn luyện các tư thế đứng, nằm, ngồi phù hợp khi mang thai

  • Những tư thế ngồi cấm kị mà mẹ bầu nào cũng cần phải biết để tránh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!