Tự tử học đường: Vì đâu nên nỗi?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Một trường trung học ở Trung Quốc đã phải làm hàng rào sắt giống như nhà tù để ngăn chặn học sinh tự tử do áp lực thi cử.

Đây là thông tin có thể khiến nhiều phụ huynh phải giật mình. Họ không nghĩ việc bắt trẻ học tập liên tục lại có hậu quả nghiêm trọng như vậy. Nhiều người nghĩ rằng, học sinh chỉ có mỗi việc đơn giản là ăn ngủ và học hành cho tốt. Nhưng sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ và nhà trường đã đẩy các em vào trạng thái tâm lý căng thẳng nghiêm trọng. Từ đó hình thành suy nghĩ tiêu cực giải thoát bằng cách tự tử.

Tự tử học đường: Vì đâu nên nỗi?

Trường hợp học sinh tự tử do quá áp lực ngày càng nhiều

Vì đâu nên nỗi?

Người lớn hãy thử đặt mình vào vị trí của con trẻ để thấu hiểu nguyên do.

- Thời gian cho việc học hành, sách vở, thi cử quá nhiều, không có thời gian các công việc khác: vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi…

- Nhà nhà bằng cấp, người người bằng cấp:  Đối với hệ thống Việt Nam, nhiều người luôn nghĩ để có một tương lai tốt đẹp hơn, không có gì bằng học và phải có bằng đại học thì mới có thể xin được việc làm.

-Không muốn thua kém 'con nhà người ta':Vì phải chạy đua với xã hội, sợ con mình không học thì không bằng chúng bằng bạn nên các bậc phụ huynh thường bắt con học thêm thầy này cô nọ.

Vô vàn áp lực trên vai trẻ

- Chương trình học quá tải:

Bài tập, sách vở càng học lên lớp cao càng nhiều, khiến học sinh phải thức khuya để làm bài, không dám nghỉ ngơi dù biết mình không được khỏe.

- Sự kì vọng của bố mẹ:

Bố mẹ nào cũng muốn con cái giỏi giang, thành tích cấp này cấp khác. Bố mẹ nào cũng tạo điều kiện hết mức cho con học mọi nơi, mọi chỗ. Điều đó khiến trẻ cảm thấy áp lực không muốn làm bố mẹ thất vọng.

- Không muốn thua kém bạn bè:

Nhìn bạn bè học giỏi hơn, chăm chỉ hơn, nhiều bạn học sinh đã tỏ ra căng thẳng hết sức, phấn đấu hết sức để bằng bạn bằng bè. Điều đó không xấu nếu như cố gắng quá sức chịu đựng của bản thân dẫn đến sự mệt mỏi và suy nghĩ tiêu cực.

- Thầy, cô giáo không thông cảm, thiếu thiện cảm:

Giao nhiều bài tập, bắt đi học thêm tại nhà, nêu gương xấu trước lớp… khiến nhiều học sinh cảm thấy áp lực, thấy mình 'vô dụng', kém cỏi…

-Học giỏi, có bằng đại học là có tất cả:

Nhiều bạn học sinh, nhiều bậc phụ huynh luôn nghĩ rằng học thật giỏi, thi đậu đại học là sau này ra trường sẽ có được công việc tốt, kiếm được nhiều tiền. Nhưng thực tế là đại học không phải là con đường duy nhất nếu trẻ không thể đạt được kỳ vọng ấy.

Tự tử học đường: Vì đâu nên nỗi?

Với tâm lý chưa vững vàng, các em nghĩ đây là cách giải thoát tốt nhất của mình

-Học không đi đôi với hành:

Đôi lúc kiến thức được học ở nhà trường một đằng nhưng khi ra ngoài thực tế lại một nẻo, khiến học sinh, sinh viên hoang mang, hụt hẫng, dẫn đến thiếu tự tin, trầm cảm.

- Thiếu không gian vui chơi:

Đặc biệt là học sinh thành phố, đi học cả ngày, cả tuần nhưng cuối tuần lại không có không gian thoáng mát ngoài trời để vui chơi, giải trí. Vì vậy lúc nào tinh thần cũng mệt mỏi, uể oải.

-Không có người chia sẻ:

Vì sợ thua kém bạn bè, vì sợ bố mẹ la mắng, vì sợ thầy cô 'trù dập'…  trong khi khả năng không có nhiều. Nhưng những bạn học sinh lại không biết phải chia sẻ với ai, cứ cố gắng và cố gắng. Giống như sợi dây chun, kéo mãi sẽ đứt.

- Không được ngủ đủ giấc:

Bài tập nhiều, học hết lớp này lớp kia… khiến thời gian của các bạn học sinh đến mức 'không có lúc nào để thở' chứ chưa mong gì ngủ đủ giấc.

Giải pháp cho nguyên nhân trên?

- Phân bổ thời gian hợp lý:

Trước mỗi kỳ thi, việc ôn tập là vô cùng quan trọng. Những hãy dành thời gian cho cả việc ngủ nghỉ, thư giãn và vui chơi.

- Phương pháp học:

Mỗi người sẽ có một phương pháp ôn tập phù hợp với bản thân. Vì thế đừng ngại ngần áp dụng để tìm ra cách học mang lại hiệu quả nhất. Không phải cứ ngồi nhiều thời gian thì sẽ học tốt.

Tự tử học đường: Vì đâu nên nỗi?

Hơn ai hết, các em cần sự quan tâm và thông cảm của cha mẹ và những người xung quanh

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng trẻ học nhiều vất vả nên cho trẻ ăn thật nhiều. Tuy nhiên, cần phải chọn đồ ăn dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, dễ ăn dễ tiêu hóa vì trẻ có thể bị căng thẳng mà chán ăn. 'Nhồi nhét' kiến thức là quá đủ rồi, đừng bắt trẻ phải nhồi nhét cả thức ăn không lành mạnh.

- Suy nghĩ tích cực:

Bố mẹ tạo áp lực cho con trẻ. Trẻ tự tạo áp lực cho chính mình. Thầy cô kỳ vọng ở học sinh. Vì vậy, điều cần làm là 'giảm tải' căng thẳng không cần thiết cho trẻ. Điểm số cũng quan trọng, nhưng điều nên nghĩ đến là giúp trẻ làm hết khả năng chứ không phải được bao nhiêu điểm.

- Trở thành điểm tựa cho trẻ:

Có thể, thời điểm trẻ sợ đối mặt nhất với bố mẹ và trong kỳ thi và khi biết kết quả. Thay vì trở thành 'nỗi sợ' của trẻ, hãy cùng con vượt qua những ngày tháng học tập vất vả và cùng con đón nhận mọi kết quả.

>> Xem thêm:

Nam sinh uống thuốc trừ sâu tự tử ngay lớp học
Tự tử: Từ suy nghĩ đến hành vi
Trẻ tự tử do trầm cảm: Một hồi chuông cảnh báo

  Chuyên đề: Tự tử học đường: Không chỉ là trách nhiệm của nhà trường

 

 

Ảnh minh họa: Internet

Thùy Chi

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!