Từ vụ người phụ nữ phải cấp cứu vì bị sa sinh dục, chuyên gia cảnh báo chị em nhất định phải biết những điều này

Thời sự - 04/26/2024

Vì sa sinh dục là căn bệnh 'khó nói' nên nhiều phụ nữ mắc bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti, không đi khám... chấp nhận âm thầm chịu đựng một mình.

Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ đã điều trị thành công cho một nữ bệnh nhân bị căn bệnh 'khó nói' của chị em, đó là bệnh sa sinh dục.

Vì mặc cảm, tự ti nên khi mắc bệnh, bệnh nhân xấu hổ, ngại đi khám mà nghe theo lời khuyên của bạn bè chữa bằng cách tự ý xông hơi để khối sa rút lên nhưng kết quả lại bị hơi nóng gây bỏng loét khối sa vùng sinh dục nên bệnh nhân đến cầu cứu BV.

Từ vụ người phụ nữ phải cấp cứu vì bị sa sinh dục, chuyên gia cảnh báo chị em nhất định phải biết những điều này

Ảnh minh họa

Tại bệnh viện, sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân sa bàng quang độ 4, sa mỏm cắt âm đạo, loét khối sa do xông thuốc kèm bệnh đái tháo đường type 2, cần phẫu thuật sớm.

Hậu phẫu, bệnh nhân tỉnh, không sốt, vết mổ khô, không còn khối sa ở vùng sinh dục, sinh hoạt gần như bình thường.

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân khi mắc phải các bệnh lý sa tạng chậu hãy đến cơ sở y tế có chuyên khoa Ngoại Niệu, Sản khoa để khám tư vấn và điều trị, không nên tự ý điều trị theo kinh nghiệm để tránh hậu quả đáng tiếc.

Chị em trong độ tuổi sinh để nhất định phải biết những điều này

Theo kết quả của Bộ Y tế công bố khoảng 10% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh sa sinh dục sau sinh và phần lớn nằm trong độ tuổi từ 40-60 tuổi. Trong đó:

Từ vụ người phụ nữ phải cấp cứu vì bị sa sinh dục, chuyên gia cảnh báo chị em nhất định phải biết những điều này

Chị em không nên tự ý điều trị mà cần đến các cơ sở chuyên khoa để được khám, tư vấn. Ảnh minh họa

- Những phụ nữ sinh đẻ nhiều, đẻ quá sớm, không được đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật đều dễ mắc căn bệnh này.

- Những người có tiền sử chuyển dạ kéo dài, đẻ khó càng dễ bị sa sinh dục và đặc biệt được đỡ đẻ không an toàn gây chấn thương sinh dục. 

- Những người đi làm quá sớm sau sinh, lao động nặng nhọc, vất vả, nhất là những nữ công nhân, nông dân, lao động tay chân suốt ngày phải làm việc ở tư thế đứng, gánh gồng, đội vác nặng vì áp lực ổ bụng lên đáy chậu luôn cao.

- Sa sinh dục cũng có thể gặp cả ở phụ nữ chưa sinh đẻ do thể trạng yếu, dây chằng mỏng, tử cung ở tư thế trung gian nên khi có áp lực mạnh trong ổ bụng sẽ đẩy tử cung xa dần xuống. Còn ở những người đã sinh đẻ nhiều lần, các dây chằng yếu, tầng sinh môn rách hay giãn mỏng, dưới sự tăng áp lực lên ổ bụng, thành âm đạo bị sa và kéo tử cung sa theo.

Chuyên gia chỉ cách phòng ngừa bệnh sa sinh dục

Để phòng ngừa sớm bệnh sa sinh dục phụ nữ cần lưu ý những điều sau:

Từ vụ người phụ nữ phải cấp cứu vì bị sa sinh dục, chuyên gia cảnh báo chị em nhất định phải biết những điều này

Sau khi sinh cần được nghỉ ngơi đủ thời gian cho các cơ và dây chằng vùng đáy chậu co trở lại. Ảnh minh họa

- Nên sinh đẻ trong độ tuổi từ 22 - 29. Vì về mặt sinh lý, đây là thời kỳ sung mãn, các bộ phận trong cơ thể chưa bị thoái hóa, dễ phục hồi.

- Khi sinh nở, nên để cán bộ y tế có chuyên môn phục vụ, không để chuyển dạ kéo dài và được khâu tầng sinh môn nếu khi đẻ bị rách.

- Sau khi sinh cần được nghỉ ngơi đủ thời gian cho các cơ và dây chằng vùng đáy chậu co trở lại. Không lao động sớm trước ba tháng.

- Tránh lao động quá nặng nhọc liên tục hoặc phải thay đổi tư thế để nghỉ ngơi, thư giãn khi làm việc ở tư thế đứng và đi lại quá nhiều.

- Ăn uống đầy đủ, sinh hoạt điều độ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức dẻo dai cho cơ bắp nói chung và các cơ vùng đáy chậu (luyện những bài tập nhẹ hoặc phải có sự tư vấn của bác sĩ).

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!