Tưa lưỡi ở trẻ và cách điều trị

Chăm Sóc Bé - 04/26/2024

Những màng giả màu trắng ngọc trai ở niêm mạc miệng hoặc mặt trên của lưỡi được gọi là tưa lưỡi. Những màng này bám khá chặt vào niêm mạc dẫn tới việc gây vướng víu làm cho trẻ khó nuốt và đau đớn.

Những màng giả màu trắng ngọc trai ở niêm mạc miệng hoặc mặt trên của lưỡi được gọi là tưa lưỡi. Những màng này bám khá chặt vào niêm mạc dẫn tới việc gây vướng víu làm cho trẻ khó nuốt và đau đớn.

Nấm Candida albicans là nguyên nhân chính gây ra tưa lưỡi, chứng bệnh này thường xuất hiện ở trẻ yếu, nhất là trẻ sinh non. Cũng có vài trường hợp do mẹ bầu bị nấm âm đạo nên trẻ bị lây nhiễm ngay sau khi chào đời.

Đầu vú cao su, dụng cụ pha sữa cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây bệnh. Trẻ bú xong không được vệ sinh miệng tốt cũng tạo điều kiện cho nấm Candida albicans hình thành và phát triển bên trong khoang miệng gây tưa lưỡi.

Phát hiện trẻ bị tưa lưỡi, mẹ cần làm gì?

Mẹ trẻ cần kiểm tra nguyên nhân trẻ bị tưa lưỡi là do đọng cấn sữa hay do trẻ bị nấm. Nếu như trẻ bị nấm thì mẹ nên đưa trẻ tới các bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Trong trường hợp trẻ bị lưỡi trắng do bú sữa ngoài hoặc do vệ sinh không sạch sẽ, mẹ trẻ cần vệ sinh và rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên và kĩ lưỡng.

Đối với trẻ đang còn bú mẹ thì không cần phải thường xuyên rơ lưỡi vì sữa sẽ chảy trực tiếp vào cuống họng nên ít khi bị cấn sữa ở khoang miệng, lưỡi của bé. Do vậy mẹ chỉ cần vệ sinh khoang miệng cho trẻ mỗi tuần một lần là được.

Tưa lưỡi ở trẻ và cách điều trị

Các phương pháp điều trị tưa lưỡi ở trẻ

Mẹ trẻ cần giữ vệ sinh ngực và các vật dụng của trẻ bằng cách rửa sạch, luộc kĩ, giữ tay trẻ sạch sẽ tránh việc trẻ để tay dơ vào miệng mút.

Thuốc trị tưa lưỡi tốt nhất được khuyên dùng là Nystatin - đây là loại thuốc kháng nấm có tác dụng đặc hiệu với vi khuẩn Candida albicans trong trường hợp trẻ bị tưa lưỡi. Mẹ trẻ nên sử dụng theo liều đã được bác sĩ chỉ định, tránh dùng cho trẻ mà không có ý kiến bác sĩ.

Khi cho trẻ ăn xong, mẹ trẻ nên vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho trẻ bằng nước muối sinh lý natri clorid.

Tưa lưỡi thường có nguyên nhân do nấm và loại nấm này phát triển thuận lợi trong môi trường acid có bên trong khoang miệng do vậy việc làm kiềm hóa môi trường miệng cũng có thể hạn chế sự phát triển và điều trị nguồn cơn gây bệnh. Thuốc Nabifar cũng là một dạng thuộc nhóm thuốc có thể làm kiềm hóa môi trường bên trong khoang miệng cho nên có thể sử dụng để chữa tưa lưỡi cho bé.

Trong trường hợp trẻ bị lây từ mẹ trong ca sinh qua đường âm đạo nếu người mẹ bị viêm âm đạo do nấm candida gây nên thì trong khi mang thai, nếu mẹ bầu bị viêm nhiễm đường âm đạo cần phải điều trị để bảo vệ sức khỏe thai nhi.

Tưa lưỡi ở trẻ và cách điều trị

Vệ sinh khoang miệng và lưỡi của trẻ đúng cách sau mỗi khi ăn, bú là một trong những hoạt động cần thiết và quan trọng trong việc phòng và điều trị tưa lưỡi. Mẹ trẻ có thể dùng nước lọc để cho trẻ uống ngay sau khi cho ăn hoặc bú hay có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý từ 0,9% để súc miệng cho trẻ. Mẹ trẻ cũng nên rơ lưỡi, vệ sinh khoang miệng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý với cách thức đơn giản như: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm rồi dùng gạc rơ lưỡi trẻ sơ sinh sạch thấm nước muối sinh lý hoặc nước ấm lau lưỡi cho trẻ mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Đối với trẻ lớn, mẹ trẻ cần sử dụng bàn chải mềm để giữ vệ sinh răng miệng và hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách. Ngoài ra, mẹ trẻ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho răng miệng của trẻ như dâu tây, chanh, pho mát, táo...

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!