Tuyệt chiêu rặn đẻ và cách thở cho mẹ lần đầu sinh nở dễ dàng

Sức Khỏe Thai Kỳ - 10/02/2024

Người xưa có câu “không có cơn đau nào bằng đau đẻ”. Chính vì vậy, đau đẻ cũng là một trong những trở ngại lớn làm cho rất nhiều mẹ bầu sợ sinh con hay thường sinh mổ chứ không sinh thường tự nhiên. Nhiều mẹ bầu lần đầu sinh nở không biết cách rặn đẻ, không có sự phối hợp nhịp nhàng với các bác sĩ nên thường mất rất nhiều thời gian và sinh con rất khó. Nhiều trường hợp các bác sĩ đã phải tiến hành rạch xương chậu để mẹ có thể sinh dễ hơn, nhưng lại rất đau và khó trong việc di chuyển sau sinh. Dưới đây là một số chia sẻ về bí quyết rặn đẻ và cách thở tốt nhất, dễ thực hiện nhất khi mẹ bầu bước vào giai đoạn vượt cạn cực kỳ quan trọng.

Người xưa có câu “không có cơn đau nào bằng đau đẻ”. Chính vì vậy, đau đẻ cũng là một trong những trở ngại lớn làm cho rất nhiều mẹ bầu sợ sinh con hay thường sinh mổ chứ không sinh thường tự nhiên. Nhiều mẹ bầu lần đầu sinh nở không biết cách rặn đẻ, không có sự phối hợp nhịp nhàng với các bác sĩ nên thường mất rất nhiều thời gian và sinh con rất khó. Nhiều trường hợp các bác sĩ đã phải tiến hành rạch xương chậu để mẹ có thể sinh dễ hơn, nhưng lại rất đau và khó trong việc di chuyển sau sinh. Dưới đây là một số chia sẻ về bí quyết rặn đẻ và cách thở tốt nhất, dễ thực hiện nhất khi mẹ bầu bước vào giai đoạn vượt cạn cực kỳ quan trọng.

Cách thở trong lần đầu sinh nở

Khi mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được cơn đau, có nghĩa là cơ thể sẽ bắt đầu đối mặt với những cơn gò. Những chị em lần đầu sinh nở nên biết rằng, cơn co xuất hiện liên tục có thể là 30 phút trong 1 giờ hoặc ít hơn tùy cơ địa từng người.

Khi được sự hướng dẫn của bác sĩ hộ sinh, thai phụ nên tập trung theo hướng dẫn của bác sĩ, tập trung vào hơi thở và cách thở của mình, đẩy cho hơi thở càng lúc càng nhanh và gấp để có thể phối hợp với hộ sinh 1 cách nhịp nhàng nhất.

Các thai phụ lần đầu sinh nở, khi đau cần phải hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cơn đau càng tăng thì càng phải thở nhanh hơn và ngắn hơn, thở càng nhiều càng tốt nhưng phải thở đúng thì mới mang lại kết quả. Đến khi mẹ cảm nhận cơ thể bớt đau, cơn đau giảm dần đi thì mẹ cũng phải giảm tầng suất hơi thở, thở chậm dần đều lại và thở sâu hơn. Cách thở đúng khi sinh sẽ tạo ra những tiếng rít gần như tiếng huýt sáo nhỏ.

Khi các cơn đau tử cung càng lúc càng gò mạnh hơn, rõ hơn thì thai phụ nên hít thở thật sâu bằng mũi và nhẹ nhang lấy lại sức đã mất khi thở nhanh và liên hồi trước đó và giữ sức để tiếp tục cho lần thở tiếp theo. Các mẹ phải thả lỏng toàn thân với tâm lý thật nhẹ nhang, thoải mái, chỉ có một mong ngóng duy nhất là thấy được mặt con yêu chứ đừng để bị chi phối bởi những cơn đau đẻ, sẽ làm mẹ rất khó trong việc sinh con và mất sức rất nhiều.


Tuyệt chiêu rặn đẻ và cách thở cho mẹ lần đầu sinh nở dễ dàng

Cách rặn trong lần đầu sinh nở

Khi bắt đầu lên bàn sinh, nếu bác sĩ hộ sinh kêu rặn, mẹ bầu nên tập trung rặn đúng cách và có thể theo dõi cơn gò của mình thông qua một bảng chỉ dẫn được đặt phía dưới vừa tầm ngắm của mẹ bầu. Thai phụ phải rặn đẻ đúng cách và rặn hết sức thì mới có thể đẩy thai nhi ra ngoài và không làm bé ngạt. Nếu mẹ rặn không đúng cách, sẽ không mang lại hiệu quả khi sinh, bác sĩ có thể rạch phần dưới của mẹ vừa gây đau đớn cho mẹ vừa dễ làm ngạt thở bé khi thời gian sinh quá lâu.

Theo một bà mẹ có nickname yeuconnhieulam123chia sẻ trên diễn đàn webtretho.com khi rặn trong lần đầu sinh nở rằng: Em theo học lớp tiền sản được bác sỹ dạ cách dặn đẻ không gào thét, tốn sức.

Cách rặn là khi cảm nhận được cơn co tử cung, bụng gò cứng dần và xuất hiện cơn đau. Lúc này thai phụ nên hít vào một hơi thở thất sâu. Sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp tống xuất thai nhi ra ngoài. Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi hết cảm thấy đau bụng nữa. Chú ý là trong khi rặn, thai phụ phải giữ sao cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sinh và phần mông phải cong lên phía trước. Đặt biệt là phải giữ để khi rặn thì miệng không được phát ra bất cứ âm thanh nào. Giữa 2 cơn co tử cung, hết đau thì thở sâu điều hòa, dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.

Tuyệt chiêu rặn đẻ và cách thở cho mẹ lần đầu sinh nở dễ dàng

“Theo mình, không phải chúng ta rặn đẻ sai quy cách mà là không có hơi sức để rặn, chứ lúc rặn có người đứng gần hướng dẫn tỉ mỉ hít vào thở ra khi nào. Các mẹ lưu ý cứ nhìn vào màn hình của máy monitor – đây là máy đo cơn gò tử cung. Cứ nhìn vào nhịp của cơn gò trên máy mà rặn thôi. Khi cái sóng nó bắt đầu đi lên mình cũng bắt đầu rặn, ráng làm sao rặn thật mạnh tới khi sóng âm nó lên tới đỉnh, và thở ra khi nó bắt đầu đi xuống, rồi lại lấy hơi rặn tiếp. Cố gắng bình tĩnh, lấy hơi thật mạnh theo sóng cơn gò này là đẻ thành công thôi mà các mẹ. Nhưng các mẹ cần nhớ là phải hít hơi thật sâu đấy, hơi mà cụt là coi như phí luôn cơn rặn đó.” - Mẹ Xù kết luận sau khi sinh bé.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!