U tế bào hắc tố (ung thư tế bào hắc tố)

Bệnh A-Z - 05/04/2024

Định nghĩa

Định nghĩa

Định nghĩa

U tế bào hắc tố (ung thư tế bào hắc tố)  là bệnh gì?

U tế bào hắc tố, hay còn gọi là ung thư tế bào hắc tố,u hắc tố ác tính. Đây là một loại ung thư da nguy hiểm nhất bắt đầu từ sự rối loạn của các tế bào hắc tố. Hầu hết các khối u ác tính xuất hiện như nốt ruồi và lan ra các vùng lân cận. Sau đó, các khối u này sẽ ảnh hưởng đến da, sắc tố mắt, tĩnh mạch, các hạch bạch huyết, và cuối cùng ảnh hưởng đến gan, não, phổi và xương.

Những ai thường mắc phải u tế bào hắc tố (ung thư tế bào hắc tố)?

Những người dưới 40 tuổi thường có xu hướng mắc bệnh này. Ngoài ra, phụ nữ cũng có nguy cơ mắc phải u tế bào hắc tố cao hơn nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của u tế bào hắc tố (ung thư tế bào hắc tố) là gì?

Nếu mắc ung thư tế bào hắc tố, các dấu hiệu sau có thể xuất hiện:

  • Bờ viền quanh nốt ruồi không đều;
  • Kích thước của các nốt ruồi lớn dần;
  • Màu sắc các nốt ruồi thay đổi;
  • Các nốt ruồi bị vỡ ra và chảy máu;
  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Khó thở;
  • Đau xương (khối u di căn đến xương);
  • Đau đầu, co giật;
  • Gặp vấn đề về thị lực (khối u di căn đến não).

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn:

  • Thấy nốt ruồi lan rộng và màu sậm lại.
  • Màu của nốt ruồi hoặc đốm đen trên da chuyển đỏ hoặc vùng da quanh nốt đen tái di, chuyển màu nâu.
  • Nốt ruồi bị chảy mủ, chảy máu hoặc lở loét.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra u tế bào hắc tố (ung thư tế bào hắc tố) là gì?

Các nguyên nhân gây ra tế bào hắc tố gồm:

  • Tia cực tím từ ánh sáng mặt trời hoặc đèn tia cực tím làm rối loạn quá trình tạo sắc tố melanin của da.
  • Đột biến gen di truyền.

Nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u tế bào hắc tố (ung thư tế bào hắc tố)?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị u tế bào hắc bao gồm:

  • Bị cháy nắng nặng;
  • Có da sáng màu;
  • Da bị tàn nhang;
  • Sử dụng thuốc nhuộm da;
  • Có thành viên trong gia đình đã bị u tế bào hắc tố;
  • Hệ thống miễn dịch yếu.

Điều trị

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u tế bào hắc tố (ung thư tế bào hắc tố)?

Đối với giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ loại bỏ vùng da bị u và cả vùng da xung quanh để đảm bảo rằng tất cả các tế bào ung thư được lấy ra. Phẫu thuật vào giai đoạn đầu của khối u có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Nếu u tế bào lan sang các hạch bạch huyết, bác sĩ cũng sẽ loại bỏ các hạch này, đồng thời sẽ cho bạn dùng một loại thuốc tên là interferon.

Trong trường hợp các khối u ác tính đã di căn đến các cơ quan khác, ngoài phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị, hóa trị, và các liệu pháp miễn dịch kết hợp nhưng khả năng bạn khỏi bệnh hoàn toàn không cao.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u tế bào hắc tố (ung thư tế bào hắc tố)?

Các phương pháp chẩn đoán ung thư tế bào hắc tố bao gồm:

  • Xem xét hình dạng, kích thước và màu sắc của các nốt ruồi.
  • Sinh thiết da.
  • Sinh thiết hạch bạch huyết.
  • Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) đầu và xương.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u tế bào hắc tố (ung thư tế bào hắc tố)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến ung thư tế bào hắc tố:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Tránh nhuộm da.
  • Tự kiểm tra da ít nhất mỗi tháng một lần để phát hiện có đốm đen hoặc nốt ruồi mới hay không.
  • Sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng (SPF) hơn 30 để da được bảo vệ tốt nhất.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!