Ðừng để kính tiếp xúc rởm làm hại

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Bạn phải khám mắt và có đơn của bác sĩ trước khi mua kính tiếp xúc về dùng.

Nhưng ít ai ngờ chúng có thể gây ra các bệnh nguy hiểm cho con mắt của người dùng. Người mang kính này sẽ cảm thấy khó chịu ập đến ngay sau khi đeo kính với các triệu chứng như: đỏ mắt và viêm kết mạc; nhìn mờ ít nhiều, có thể mất hoàn toàn thị lực; xước giác mạc gây đau nhức, chảy nước mắt; viêm nhiễm giác mạc gây đau nhức, nhìn mờ; dị ứng với kính gây đỏ mắt, ngứa mắt và khó chịu kéo dài.

Đặc biệt là nạn nhân của loại kính này không thể kêu ai, chẳng được ai đền bù vì chúng là hàng trôi nổi, không có xuất xứ, không hợp pháp. Vì thế, chớ ngây thơ tin vào những lời có cánh ở những quảng cáo đó.

Tại Mỹ, kính tiếp xúc màu vẫn có thể dùng nhưng phải có đơn của bác sĩ mắt, đồng thời rất ít công ty được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho phép sản xuất và cung cấp ra thị trường loại kính này. Kính không có nhãn mác, bóc tem mã vạch, không truy được nguồn gốc bị coi là bất hợp pháp.

Ðừng để kính tiếp xúc rởm làm hại

Phải khám mắt và có đơn của bác sĩ trước khi mua kính tiếp xúc về dùng.

Chúng ta hãy thử tìm hiểu thế nào là một sản phẩm chuẩn về kính tiếp xúc y tế, ví dụ của Nhật Bản nhé:

Đó là tất cả sản phẩm đều phải có tem truy xuất (traceability), mã vạch 2D trên vỏ hộp và vỉ phồng bên trong. Sản phẩm trải qua 6 bước trước khi có mặt trên thị trường (six inspection processes). Sản phẩm được sản xuất với kỹ thuật đúc khuôn 2 mặt, khác với kính màu hay kính rởm thường chỉ được chế tác trên một mặt. Công nghệ đạt chuẩn ISO 13485-2003, đạt chuẩn EU và Nhật Bản. Vật liệu làm kính chống được tia UV, có thành phần acid alginic từ tảo giữ độ ẩm cao cho kính, chứa các ion lưỡng tính - SIB chống bám dính các phân tử protein. Thiết kế kiểu thông số khả biến, giảm độ dày của kính.

Trong trường hợp bạn đã có kính tốt đạt chuẩn trong tay thì tiếp theo vẫn còn là câu chuyện “của bền tại người”. Các chuyên gia khuyên chúng ta nên tuân theo các bước tuần tự sau đây:

- Trước tiên phải khám mắt.

- Có đơn kính tiếp xúc mà bác sĩ mắt kê cho bạn trong tay.

- Đọc kỹ hướng dẫn đeo kính tiếp xúc.

- Khi có đỏ mắt, khó chịu, ra gỉ mắt, phải tháo kính và khám bác sĩ mắt ngay.

- Đừng cho người khác mượn hay dùng kính của mình.

- Đừng mua kính tự do, trôi nổi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!