Ung thư máu: Những dấu hiệu nhận biết sớm và cảnh báo nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu hay còn gọi là ung thư máu, máu trắng đã tiếp tục gia tăng, gây ra mối quan tâm lo ngại không chỉ đối với những người trẻ tuổi mà kể cả cộng đồng làm ngành sức khỏe y tế cũng vô cùng quan tâm.
Những người trẻ tuổi hiếm khi bị bệnh bạch cầu nếu họ không phải thuộc nhóm người có yếu tố di truyền bẩm sinh, nhưng trong những năm gần đây đã có sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu do hít phải hóa chất và môi trường độc hại.
Mặc dù bệnh bạch cầu không phải là một căn bệnh nan y, nhưng chi phí điều trị lại rất tốn kém về cả tiền bạc và thời gian, và cả tâm trí lẫn cơ thể đều bị ảnh hưởng lớn sau khi điều trị.
Để ngăn ngừa và điều trị sớm bệnh, bạn nên biết thêm về các triệu chứng sớm nhất của bệnh ung thư máu. Tiền thân của bệnh bạch cầu là gì? Những người nào có nguy cơ cao mắc bệnh cần phải đặc biệt chú ý? Sau đây là câu trả lời dành cho bạn.
Các triệu chứng cảnh báo sớm bệnh ung thư máu
Sốt, thiếu máu, đau chân tay, chảy máu là những triệu chứng tiền thân của bệnh bạch cầu.
Sốt là triệu chứng bệnh có nguyên nhân cốt lõi do nhiễm trùng, nhưng không phải tất cả các trường hợp sốt đều do bệnh bạch cầu. Bệnh nhân bạch cầu có nhiều bạch cầu hơn người bình thường, các tế bào máu trắng dư thừa là các tế bào khối u ác tính và không thể ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
Khi khả năng phòng thủ và đề kháng của người bệnh giảm sút, rất dễ bị sốt do nhiễm trùng. Sau khi kiểm soát nhiễm trùng, số lượng bạch cầu sẽ giảm và các triệu chứng sẽ được giảm bớt.
Các triệu chứng xuất huyết liên quan đến thiếu máu là sự khởi đầu của bệnh bạch cầu và được gây ra bởi nguyên nhân số lượng tiểu cầu thấp.
Thiếu máu là một triệu chứng phổ biến của bệnh bạch cầu gây ra bởi sự ức chế sự phát triển của các tế bào máu đỏ do các tế bào máu trắng ác tính lấn át. Thiếu máu đơn thuần sẽ không gây sốt và các triệu chứng chảy máu, nhưng thiếu máu do bệnh bạch cầu sẽ kèm theo sốt và các triệu chứng chảy máu.
Đau chân tay là do sự xâm nhập bạch cầu ác tính, thường kèm theo gan lách có dấu hiệu to hơn. Bệnh nhân có gan to rõ ràng sẽ có các triệu chứng đầy hơi, chán ăn và giảm cân.
Những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu
Những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu thường khá rộng, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu rất đa dạng, bao gồm cả trẻ em, người lớn và người già đều có nguy cơ có thể bị ảnh hưởng.
Một trong 2 người (cha mẹ) là bệnh nhân ung thư bạch cầu thì đứa con của họ sinh ra thường là người thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu.
Những người làm việc trong môi trường bức xạ có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao.
Ngoài ra, những người tiếp xúc với benzen và các dẫn xuất của nó đều có nguy cơ cao bị bệnh bạch cầu.
Một số loại thuốc độc để diệt tế bào ung thư nhất định cũng có thể góp phần gây bệnh bạch cầu và người dùng có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu.
Các bức xạ ion hóa khác nhau cũng có thể gây ra bệnh bạch cầu, nhóm người thường xuyên tiếp xúc hoặc trị liệu với bức xạ dài hạn có nguy cơ cao bị bệnh bạch cầu.
Những người bị đột biến nhiễm sắc thể cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao và nên thận trọng.
*Theo Health/39
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!