Ung thư tuyến tiền liệt

Bệnh A-Z - 05/14/2024

Định nghĩa

Định nghĩa

Định nghĩa

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh gì?

Ung thư tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt xuất hiện các khối u phát triển quá mức dẫn đến ung thư. Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những ung thư phổ biến ở nam giới. Bệnh này thường diễn biến chậm, nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, khả năng phục hồi sẽ khá cao.

Những ai thường mắc phải bệnh ung thư tuyến tiền liệt?

Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt tăng ở những người đàn ông lớn tuổi. Theo khảo sát, ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư thường gặp nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt là gì? 

Ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng hoặc dấu hiệu gì. Khi bệnh dần phát triển hơn, bạn sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Tiểu khó;
  • Hay bị rỉ nước tiểu;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch.

Ngoài ra, khi đã di căn sang các bộ phận khác như xương (xương chậu, xương sườn, hoặc đốt sống) và thận, người bệnh sẽ cảm thấy thường xuyên đau ở vùng lưng dưới và xương chậu, xương sẽ suy yếu và dễ gãy. Ung thư tuyến tiền liệt còn có thể lây lan đến não, gây ra co giật, lú lẫn, đau đầu, suy nhược, hoặc các triệu chứng thần kinh khác.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu trên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Các tế bào trong tuyến tiền liệt được sản sinh quá mức hình thành nên các khối u, các khối u này xâm nhập vào các mô lân cận và tiếp tục phát triển dẫn đến ung thư. Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến các tế bào này hoạt động bất thường. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng chính sự đột biến trong ADN đã dẫn đến các tế bào trong tuyến tiền liệt phân chia và phát triển không ngừng gây ra ung thư.

Nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Độ tuổi: nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng theo độ tuổi.
  • Tiền sử gia đình đã từng bị tuyến tiền liệt.
  • Béo phì.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt?

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào sự phát triển của khối u và tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu khối u vẫn chưa lan ra tuyến tiền liệt, các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm phẫu thuật (cắt tuyến tiền liệt) hoặc xạ trị. Nếu bạn lớn tuổi và không thể thực hiện các phương pháp trên, bác sĩ sẽ theo dõi diễn biến ung thư bằng các xét nghiệm PSA hoặc sinh thiết.

Trong trường hợp các khối u đã lan rộng, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc nội tiết tố. Ngoài ra, nếu ung thư đã di căn sang các bộ phận khác hoặc các phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị, xạ trị có thể được thực hiện dưới dạng bức xạ tia bên ngoài hoặc cấy ghép phóng xạ.

Sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt, bạn cần phải xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi các khối u có tái phát hay không.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tiền liệt?

Bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết nếu nghi ngờ bạn có khả năng mắc phải ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, các phương pháp khác như chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI) và các xét nghiệm máu nhằm đo nồng độ PSA cũng sẽ được thực hiện để việc chẩn đoán được chính xác hơn.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ung thư tuyến tiền liệt?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các loại trái cây và rau quả.
  • Tập thể dục.
  • Duy trì một trọng lượng hợp lý.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!