Vết tiêm lao mưng mủ nhiều lần

Kiến Thức Y Học - 04/28/2024

Chích ngừa bệnh lao là điều cần thiết để chăm sóc sức khỏe. Nhưng trong một số trường hợp vết tiêm lao bị mưng mủ nhiều lần khiến nhiều người lo lắng. Thực ra đây là một trong các triệu chứng có thể gặp phải sau tiêm phòng nên không cần phải lo lắng nếu như không có thêm những dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe.

Chích ngừa bệnh lao là điều cần thiết để chăm sóc sức khỏe. Nhưng trong một số trường hợp vết tiêm lao bị mưng mủ nhiều lần khiến nhiều người lo lắng. Thực ra đây là một trong các triệu chứng có thể gặp phải sau tiêm phòng nên không cần phải lo lắng nếu như không có thêm những dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe.

1. Tiêm phòng lao là gì?

Tiêm phòng lao là một trong các phương pháp gây miễn dịch chủ động cho cơ thể, đặc biệt đối với vi khuẩn lao, có tác dụng phòng bệnh lao hiệu quả. Sau khi tiêm phòng lao 1 - 2 ngày thì nốt tiêm sẽ tiêu đi. Phản ứng sau khi tiêm phòng lao, thường sau 3 - 4 tuần sẽ thấy có một cục nhỏ nổi lên ở nơi tiêm rồi to dần, mặt da sưng đỏ và bóng. Sau sáu tuần, một lỗ rò sẽ xuất hiện tiết dịch trong 2 - 3 tuần và làm vẩy, ở tuần thứ 9 - 10 hình thành một vòng tròn 5 - 6mm, xung quanh có quầng đỏ, sau vài tuần vẩy sẽ rụng đi dần thành sẹo và tồn tại nhiều năm. Sẹo thường có màu trắng và có thể hơi lõm. Theo một số thống kê của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, ở Chương trình Tiêm chủng mở rộng, đã có khoảng 10 - 20% trường hợp có nốt loét có thể to hơn, có đường kính 5 - 8mm làm cho mủ và kéo dài 3 - 4 tháng. Trong một số trường hợp nốt loét sẽ kéo dài trên 4 tháng mới đóng vẩy rồi mới biến thành sẹo, có thể dùng dung dịch isoniazid 1% hay bột isoniazid rắc tại chỗ đối với các trường hợp này.

Vết tiêm lao mưng mủ nhiều lần

2. Tại sao vết tiêm phòng bị mưng mủ nhiều lần?

Trong một số loại tiêm phòng như tiêm phòng lao, vết tiêm ngừa có thể bị mưng mủ nhiều lần. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bé đang đáp ứng với thuốc.

Vết mưng mủ này sẽ tự động khỏi mà các bà mẹ không cần phải bôi thuốc hoặc can thiệp gì. Khi vết mưng bị vỡ mủ thì nên dùng bông gòn để thấm nước muối sinh lý nhằm vệ sinh vết thương và giúp cho vết thương được mau lành. Thường thì chỗ chích ngừa bị mưng mủ sẽ lành lặn và thành sẹo sau khi tiêm được khoảng 5 tuần. Ở một số trường hợp khác thời gian này cũng có thể kéo dài đến vài tháng. Tuy nhiên triệu chứng này thường không đi kèm thêm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Lúc nàỳ, cần phải tránh đắp các loại cao và thuốc bất kỳ vào vết tiêm của bé để tránh việc gây ra nhiễm trùng. Nhiều bà mẹ lo lắng cho rằng mưng mủ nhiều lần sau khi tiêm phòng là do chất lượng của vắc xin không tốt hoặc đây là dấu hiệu cho thấy bé đã dị ứng với loại vắc xin này. Điều này là hoàn toàn không chính xác.

3. Những trường hợp cần lo lắng khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin

Nếu như bé chỉ bị mưng mủ ở vết tiêm thì mẹ không cần phải lo lắng, nhưng nếu bé còn xuất hiện những dấu hiệu như sốt cao, quấy khóc nhiều, bỏ bú thì mẹ cần phải đưa bé đến bác sĩ để thăm khám. Điều này có thể là do cơ thể của bé phản ứng khác thường với vắc xin, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Nếu bé chỉ bị sốt nhẹ thì mẹ có thể chườm mát cho bé để hạ sốt, cho bé uống nước nhiều và bú nhiều hơn đồng thời mặc đồ thoáng mát cho bé. Tuy nhiên nếu như trẻ sốt cao hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày thì mẹ cần phải đưa trẻ đi khám.

Vết tiêm lao mưng mủ nhiều lần

4. Một số phản ứng sau khi tiêm ngừa là an toàn cho trẻ

- Sốt: Sốt nhẹ sẽ hoàn toàn tự khỏi sau 1-2 ngày.

- Chỗ tiêm bị sưng đỏ và đau: Phản ứng này sẽ tự động khỏi, mẹ có thể chườm lạnh lên vết sưng để có thể giảm cảm giác khó chịu cho bé.

- Dị ứng: Biểu hiện của dị ứng là nổi mề đay hoặc ngứa toàn thân và cũng có xu hướng tự khỏi sau vài ngày. Nếu như trẻ quá khó chịu thì có thể sử dụng thuốc chống dị ứng để điều trị.

Ngoài ra còn có một số phản ứng không an toàn khi trẻ tiêm vắc xin như: tai biến thần kinh, viêm não, viêm hạch,.. lúc này bé cần phải được nhập viện để bác sĩ điều trị tích cực, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Vết tiêm lao mưng mủ nhiều lần không hẳn là bình thường và an toàn vì vậy cách tốt nhất nên đưa trẻ đến các cơ sở khám và phòng các trường hợp không mong muốn xảy ra.

Xem thêm:

  • Tiêm phòng cho trẻ – khi nào là cần thiết?
  • Tiêm phòng vaccine có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!