Vi khuẩn có thể dẫn đến ung thư: Helicobacter pylori

Cần biết - 11/24/2024

Vi khuẩn là những sinh vật rất nhỏ được tạo thành từ chỉ một tế bào.

Vi khuẩn là những sinh vật rất nhỏ được tạo thành từ chỉ một tế bào. Hầu hết các loại vi khuẩn không gây hại, nhưng một số có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh. Một vài loại thậm chí có liên quan đến ung thư.

Ung thư dạ dày không phổ biến tại Mỹ, nhưng đây là một trong những loại ung thư phổ biến trên toàn thế giới. Nhiễm trùng dạ dày kéo dài do Helicobacter pylori (H pylori) có thể gây loét. Nó cũng có thể gây viêm và tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Một số thay đổi có thể dẫn đến ung thư theo thời gian, đặc biệt là ung thư ở phần dưới của dạ dày. Nhiễm H pylori cũng có liên quan đến một số loại u lympho của dạ dày.

Mặc dù nhiễm H pylori là một nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày, hầu hết những người có vi khuẩn này thường không phát triển ung thư dạ dày. Cũng có một số bằng chứng cho thấy những người có H pylori có thể có nguy cơ mắc một số loại ung thư khác thấp hơn, tuy nhiên vẫn chưa rõ vai trò của vi khuẩn này là gì.

Vi khuẩn có thể dẫn đến ung thư: Helicobacter pylori

Việc nhiễm một số loại vi-rút, vi khuẩn hay ký sinh trùng đã được công nhận là yếu tố nguy cơ đối với một số loại ung thư ở người. (Ảnh minh họa: Internet)

Khoảng 2/3 người trưởng thành trên toàn thế giới bị nhiễm H pylori. Tỷ lệ nhiễm cao hơn ở các nước đang phát triển và ở nhóm người cao tuổi. Và có khả năng lây nhiễm qua một vài cách. Một là qua đường tiêu hóa (phân - miệng), như qua thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Nó cũng có thể được truyền từ người sang người, theo đường miệng - miệng.

Các yếu tố khác cũng đóng vai trò trong việc một ai đó mắc ung thư dạ dày. Ví dụ, nitrit là những chất thường thấy trong các loại thịt ướp muối, một số loại nước uống và một số loại rau. Chúng có thể bị biến đổi bởi một vài loại vi khuẩn, như H pylori, thành các hợp chất đã được thấy là gây ung thư dạ dày ở động vật trong phòng thí nghiệm.

Thuốc kháng sinh và các thuốc khác có thể được sử dụng để điều trị H pylori. Theo CDC, người đang có loét hoạt động hoặc tiền sử loét dạ dày nên được xét nghiệm H pylori, nếu họ bị nhiễm thì nên được điều trị. Xét nghiệm H pylori và điều trị nhiễm H pylori cũng được khuyến nghị sau khi cắt bỏ ung thư dạ dày giai đoạn sớm.

>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh ung thư dạ dày

Vân Doãn (Cancer)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!