Vì sao bà bầu không nên chụp X-quang?

Mang thai - 11/24/2024

PGS Trần Danh Cường – Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết khả năng này là rất cao khi bà bầu chụp X-quang.

Không biết có thai trót chụp XQ

Chị Vũ Thị Hương 22 tuổi trú tại Lục Ngạn, Bắc Giang lo lắng suốt 1 tuần qua vì chị đã chụp X-quang khi mang bầu. Cuối tháng 11, chị và chồng về Thái Bình chơi. Chị thấy đau bụng ê ẩm, triệu chứng giống đau đại tràng. Chị Hương lo lắng nên đến một bệnh viện tư nhân ở thành phố khám. Bác sĩ cho chụp XQ và chẩn đoán đau đại tràng.

Bác sĩ kê đơn thuốc nhưng uống 5 ngày thuốc không đỡ lại chậm kinh. Chị Hương nghĩ do tác dụng phụ của thuốc nên chậm kinh. Chị và chồng lại đi khám lại. Bác sĩ siêu âm phát hiện chị có thai 5 tuần. Lúc này thai nhi phát triển vẫn rất tốt nhưng vợ chồng chị vẫn như ngồi trên đống lửa.

Chị Hương và gia đình khá bức xúc nhưng hiện tại không giữ sổ khám bệnh mà chỉ còn giữ 1 tấm phim chụp X-quang. Cho đến nay, thai nhi vẫn phát triển bình thường nhưng chị phải tính đến việc bỏ thai. Chị Hương than thở: 'Em lo lắm, không biết em bé có sao không. Em lấy chồng gần 1 năm đến bây giờ mới có thai mà chủ quan nghĩ không ra đó là triệu chứng của người có bầu'.

Vì sao bà bầu không nên chụp X-quang?

Nhiều người chụp X-quang mà không biết mình đang mang thai (Ảnh minh họa: Internet)

Chị Nguyễn Thị Vân trú tại Lương Đình Của, Hà Nội vẫn đau đớn khi nghĩ về đứa bé thứ hai chị phải đình chỉ thai nghén vì lỡ chụp X-quang. Chị Vân cho biết chị mang thai 10 tuần. Cơ quan tổ chức khám sức khỏe định kỳ. Không hiểu ma xui, quỷ khiến thế nào chị Vân không nhớ mình mang thai, chị lại vào phòng chụp X-quang phổi. Sau khi chụp xong chị mới hỏi bác sĩ đang mang thai chụp X-quang có làm sao không. Lúc này, các bác sĩ đều mắng chị vì không nói từ sớm và khuyên chị nên bỏ thai.

Chị Vân không muốn bỏ thai mà cố gắng giữ thai vì thai nhi vẫn phát triển bình thường nhưng chị đi tư vấn và khám nhiều nơi, ai cũng khuyên chị nên đình chỉ thai nghén. Số còn lại không khuyên gì vì không biết nên giải thích như thế nào với chị khi thai nhi vẫn phát triển bình thường.

Chị Vân kể người quen của chị là bác sĩ sản khoa vẫn khuyên chị nên đình chỉ vì có thể đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh nhưng 10 năm sau chưa biết có thể bị bệnh gì, nhất là ung thư. Chị Vân rất buồn nhưng cuối cùng vẫn quyết định đình chỉ thai nghén.

Thai nhi có thể chết lưu vì chụp Xquang

PGS Trần Danh Cường – Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, nếu phụ nữ mang thai đi chụp X-quang thì thai nhi có thể chết lưu rất cao. PGS Cường cho biết, cái khó nhất của nhiều bệnh viện, nhất là bệnh viện tuyến dưới, không cho thử thai trước khi chụp X-quang.

Vì sao bà bầu không nên chụp X-quang?

Bà bầu nên chú ý đến mọi hoạt động để tránh ánh hưởng đến thai nhi (Ảnh minh họa: Internet)

PGS Cường tâm sự, rất nhiều chị em xin ông tư vấn nhưng lúc này ông cũng không biết nên khuyên làm sao. Thường thì thai sẽ chết lưu sau khi chụp X-quang vì tác dụng của tia X. Nếu thai nhi phát triển bình thường vẫn cần có sự theo dõi chặt chẽ.

Còn bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung cho biết với những trường hợp chụp X-quang khi mang thai, dù thai phát triển tốt, nhưng bản thân bà cũng không biết nên giữ hay bỏ. Bác sĩ chỉ có thể giải thích nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi, còn việc đình chỉ hay không là do quyết định của gia đình.

Thường thì thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nếu nhiễm liều bức xạ lớn hơn 5rad. Tia X là dạng bức xạ không nhìn thấy được bằng mắt thường. Nó được dùng trong việc chẩn đoán các bệnh lý về xương, phổi và các cơ quan khác.

Nếu trong quá trình mang thai mà phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với môi trường tia X hoặc chụp CT, X-quang nhiều lần (chụp trực tiếp ở phần bụng dưới) mới đáng lo ngại. Tia X có thể kèm với nguy cơ ung thư, bệnh bạch cầu cấp cho thai nhi, tuy nhiên nguy cơ này rất nhỏ. Trong y khoa, việc chỉ định chụp X quang cũng hạn chế đối với thai phụ, chỉ sử dụng khi cần thiết mà thôi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!