ảnh Hoàng Hải.
Trao đổi với phóng viên, ôngKhổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho biết bộ sinh phẩm xét nghiệm nhanh đang thực hiện tại Hà Nội để sàng lọc nhanh và phát hiện sớm các trường hợp đã nhiễm Covid-19.
Sau khi bệnh nhân có kết quả dương tính sẽ tiếp tục được làm thêm một xét nghiệm để khẳng định kết quả trên. Những trường bệnh nhân âm tính thì vẫn phải cách ly theo dõi đủ 14 ngày theo quy định.
Hiện tại xét nghiệm nhanh trên đang được Hà Nội áp dụng với những đối tượng có nguy cơ cao như: người đi điều trị - khám bệnh – sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3 đến nay.
Bệnh nhân được lấy máu làm xét nghiệm nhanh tại Hà Nội.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho hay, xét nghiệm nhanh chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2 hiện có 2 nhóm: Phết họng tìm kháng nguyên (xác virus hoặc virus đang sinh sôi tại họng); Xét nghiệm máu tìm IgM/IgG.
Đối với xét nghiệm nhanh lấy máu cho kết quả 10 phút là tìm kháng thể IgM/IgG. Mục tiêu của xét nghiệm nhanh này là để tầm soát và tìm ra người mắc bệnh sớm. Tuy nhiên, xét nghiệm phát hiện sớm này cũng tùy theo từng mức độ.
Theo bác sĩ Khanh khi làm tầm soát bệnh Covid-19 lấy máu test nhanh để tìm kháng thể sẽ có 4 khả năng xảy ra:
- Âm tính giả nếu bệnh nhân đang thời gia ủ bệnh, cơ thể chưa tạo ra kháng thể. Thông thường kháng thể của con người được tạo ra khi virus hoạt động một thời gian máu sẽ kích thích tạo ra kháng thể.
- Trường hợp thứ 2, có liên quan tới nồng độ virus trong máu. Nếu nồng độ virus cao test xét nghiệm sẽ có kết quả dương tính, nhưng nếu nồng độ virus thấp kết quả sẽ âm tính.
- Kháng thể lấy ra dương tính có thể bệnh nhân đã khỏi bệnh từ rất lâu và đã có kháng thể (IgG) trong cơ thể.
- Trường hợp thứ 4, dương tính giả do virus corona này có thể chéo với virus corona khác. Việc chéo kháng thể là chuyện rất bình thường trong chuyên môn, ví dụ kháng thể sốt xuất huyết cũng có thể chéo với viêm não Nhật Bản hoặc ngược lại.
Bác sĩ Khanh khẳng định: 'Xét nghiệm nhanh tìm kháng thểIgM/IgGxảy ra âm tính giả hoặc dương tính giả là điều dễ hiểu. Đối với xét nghiệm này chỉ nên thực hiện khi số ca mắc ở trong cộng đồng với số lượng lớn, cần phát hiện bệnh sớm để khoanh vùng, cách ly.
Xét nghiệm nhanh này không thể thay thế được những chiến lượcchúng ta đẫ từng làm từ trước đến nay. Vẫn phải phân loại bệnh nhânF1,F2, mang khẩu trang, dùng nón ngăn giọt bắn khi có nhiều nguy cơ, rửa tay, hạn chế tiếp xúc gần'.
Đối với những bệnh nhân khi xét nghiệm nhanh âm tính vẫn cần phải cách ly, phòng ngừa để tránh sau một thời gian có thể dương tính và lây bệnh cho người khác.
Đối với trường hợp dương tính sau khi xét nghiệm nhanh cần phải làm thêm xét nghiệm trên hệ thống kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử (Realtime RT-PCR) để khẳng định. Trong thời gian đợi kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR cần phải cách ly bệnh nhân riêng.
Xét nghiệm test nhanh kháng thể không phải là xét nghiệm có tính khẳng định mắc Covid-19. Do xét nghiệm này có thể xảy ra tình trạng âm tính giả hoặc dương tính giả nên tùy theo mức độ quy mô dịch bệnh sẽ được cân nhắc sử dụng.
'Nếu như chúng ta vẫn cương quyết làm các biện pháp ngăn ngừa dịch trước đây đã làm, nhân viên y tế luôn sẵn sàng chiến đấu, người dân tuân thủ đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc, rửa tay, dùng mũ chống giọt bắn… chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng Covid-19', bác sĩ Khanhnói.
Đọc các bài viết tác giả Ngọc Minh để nắm bắt thông tin y tế, sức khỏe mới nhất.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!