Vì sao con cần bố: Trẻ em yêu tiếng nói của mẹ nhưng lại học ngôn ngữ từ cha

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Các nghiên cứu của Mỹ và Trung Quốc đều nhấn mạnh tầm quan trọng trong sự hiện diện của cả cha lẫn mẹ trong việc nuôi dạy con nhỏ.

Ít ai biết rằng, những đứa trẻ học về ngôn ngữ và âm thanh trước cả khi chúng được sinh ra - hầu hết là nhờ các bà mẹ trò chuyện với đứa con trong bụng.

Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể nhận ra giọng nói mà chúng nghe được trong khoảng 3 tháng cuối trước khi chào đời. Điều thú vị là, trẻ thích nghe giọng của mẹ hơn là những âm thanh xa lạ.

Tuy nhiên, trong khi các bà mẹ và em bé thiết lập kết nối giao tiếp sớm, thì các ông bố cũng đóng một vai trò quan trọng khi nhắc đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Mới đây, nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Nhân học Đương đại (Laboratory of Contemporary Anthropology) tại Đại học Phúc Đán ở Trung Quốc, cho thấy: Cả cha lẫn mẹ đều ảnh hưởng đến cách em bé tiếp thu một ngôn ngữ mới, nhưng các lĩnh vực ngôn ngữ giữa bố và mẹ lại có sự khác biệt.

Tác giả của nghiên cứu, Menghan Zhang, phát hiện ra rằng: Trong khi một đứa trẻ thích nghi với cách phát âm và giọng nói của người mẹ, vốn từ vựng lại hình thành nhờ người cha. Nghiên cứu này tập trung vào mối liên hệ chặt chẽ giữa gen di truyền của cha và đặc điểm từ vựng - trong khi, gen di truyền của mẹ lại liên quan đến đặc điểm âm vị.

Vì sao con cần bố: Trẻ em yêu tiếng nói của mẹ nhưng lại học ngôn ngữ từ cha

Một nghiên cứu tương tự vào năm 2006, được công bố trên Tạp chí Tâm lý học phát triển ứng dụng (Journal of Applied Developmental Psychology) cũng cho thấy: Người cha có thể có tác động lớn hơn các bà mẹ trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong độ tuổi từ 2 - 3.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bắc Carolina đã ghi hình các cặp mẹ-bé hoặc bố-bé chơi với nhau trong nhiều giờ. Theo phát hiện của họ, những đứa trẻ có bố sử dụng vốn từ vựng đa dạng hơn khi được kiểm tra 1 năm sau. Trong khi đó, từ vựng của các bà mẹ không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Cả 2 nghiên cứu nói trên đều nhấn mạnh tầm quan trọng trong sự hiện diện của cả cha lẫn mẹ trong việc nuôi dạy con nhỏ.

Vì sao con cần bố: Trẻ em yêu tiếng nói của mẹ nhưng lại học ngôn ngữ từ cha

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bắc Carolina khuyến cáo: Các ông bố nên bắt đầu quá trình tiếp thu ngôn ngữ của con bằng cách âu yếm - đây là cách tự nhiên để tăng sự gắn kết và kích thích con học tập.

Đừng coi thường những lúc chơi với con và đặc biệt, hãy cho trẻ nghe các bài hát có vần điệu. Theo Anna Manuel, tác giả của nhiều cuốn sách thiếu nhi thì: Âm nhạc giúp não bộ của trẻ cảm nhận ngôn ngữ tốt hơn, vần điệu giúp làm chậm ngôn ngữ - khiến trẻ nhận biết, tăng vốn từ vựng tốt hơn so với bình thường.

Chị em có thể lấy gợi ý cho chồng từ người cha và bác sĩ nổi tiếng Philippines - Hayden Kho, người khẳng định không bao giờ là quá sớm để các em bé bắt đầu học tập.

Con gái của Hayden, Scarlet Snow, có thói quen học tập khi cô bé mới chập chững biết đi.

'Cách tiếp cận tốt nhất là tận hưởng, khám phá bằng cách dành nhiều thời gian cho con. Hãy chỉ cho con cái thấy món quà tự nhiên mà chúng có là gì...'Hayden nói.

Vì sao con cần bố: Trẻ em yêu tiếng nói của mẹ nhưng lại học ngôn ngữ từ cha

Hayden Kho và cô con gái Scarlet Snow Belo

Nên nhớ rằng: Mở rộng vốn từ vựng cho trẻ là một trong những lợi ích suốt đời mà các ông bố có thể thực hiện khi mới có con. Khi cha mẹ càng gắn kết với con, chúng càng thông minh hơn khi còn nhỏ và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thành công của chúng trong tương lai.

Theo S.P

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!