Ước tính, có khoảng 70% người trưởng thành trên thế giới có thói quen uống trà hoặc cà phê hàng ngày. Đơn giản vì 2 thức uống này mang lại một cảm giác sảng khoái, tràn đầy sức sống và giúp họ tỉnh táo và hứng khởi hơn.
Phần lớn mọi người đều thích thưởng thức một tách trà hoặc cà phê vào buổi sáng để khởi đầu một ngày mới. Thậm chí, họ còn uống 2 đồ uống này trước khi ăn sáng.
Một số người lại thường xuyên uống vào buổi chiều khi mất tập trung và lơ đãng trong công việc. Có người lại uống vào buổi tối.
Trong khi có một số nguồn tin nói rằng uống cà phê hoặc trà hàng ngày có hại cho sức khỏe thì vẫn có nghiên cứu chỉ ra rằng cả trà và cà phê đều mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng đều đặn.
Lợi ích của uống trà và cà phê hàng ngày
Cà phê đã được chứng minh không chỉ giúp người uống tỉnh táo để làm việc, để giải khát, mà còn rất tốt cho sức khỏe như giảm các bệnh tim mạch, chống lại các căn bệnh thoái hóa thần kinh, động mạch, phòng chống ung thư và sống thọ hơn.
Còn trà chứa nhiều chất chống oxy hoá giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động tiêu cực của các gốc tự do gây hại, các nhân tố 'đi lang thang' trong máu gây nguy hiểm tế bào. Từ đó, trà được chứng minh ngăn ngừa ung thư.
Tác dụng phụ khi uống cà phê và trà
Cả cà phê và trà đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe dù cũng tồn tại một số tác dụng phụ, nhất là khi người ta dùng nó ngay sau khi thức dậy và chưa kịp ăn sáng. Nguyên nhân là do cà phê có tính axit, trà xanh gây chóng mặt hoặc chứng ợ nóng…
Uống nước lọc trước khi uống trà, cà phê: Cách hạn chế tác dụng phụ
Chúng ta đều biết rằng trà và cà phê được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như lá trà xanh và hạt cà phê. Cả 2 thức uống này đều chứa một lượng caffein nhất định, dù hàm lượng caffein trong cà phê cao hơn trà.
Caffein là một hợp chất giúp tăng cường năng lượng, giiữ đầu óc tỉnh táo và tinh thần sảng khoái. Tuy nhiên, nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều caffein sẽ bị một số triệu chứng như lo lắng và bệnh tim.
Theo tiến sĩ dinh dưỡng Tejender Kaur Sarna (Mumbai, Ấn Độ), trà có độ pH khoảng 6 (có tính axit) và cà phê có độ pH là 5 (cũng nằm trong khoảng axit).
Vì vậy, uống trà và cà phê, cho dù là vào buổi sáng hoặc buổi tối sẽ làm nồng độ axit trong dạ dày tăng lên đáng kể, khiến cho dạ dày dễ bị tổn thương, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh loét cấp tính, loại bệnh về đường ruột như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu hay thậm chí là ung thư.
Do đó, bất kể thời điểm nào, bạn nên uống một ít nước lọc trước khi uống trà hoặc cà phê. Nước không chỉ làm loãng mức axit trong dạ dày mà còn giảm thiểu tổn thương lên dạ dày và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Không những thế, uống nước cũng làm giảm ảnh hưởng xấu đến men răng do trà và cà phê chứa hàm lượng axit cao. Uống nước còn giúp cơ thể đủ nước và hỗ trợ loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.
Và kể cả những người có thói quen uống trà hoặc cà phê cùng hoặc sau bữa ăn, hãy nhớ uống một ít nước trước đó để đảm bảo sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cũng giống như bia rượu, cà phê là chất lợi tiểu nhưng gây mất nước. Do đó, khi nhâm nhi một tách cà phê hoặc tách trà, bạn cũng nên uống kèm với nước lọc.
* Theo Boldsky
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!