Là chiếc khăn được sử dụng hàng ngày nhưng rất ít người biết sử dụng khăn tắm sạch sẽ và đúng cách nhất. Hình ảnh dễ nhận thấy nhất về chiếc khăn tắm là vứt lơ lửng trong nhà tắm ngày này qua ngày khác.
Không chỉ xấu về mặt hình thức, những chiếc khăn không được 'quan tâm' sẽ có thể gây hại cho người sử dụng vì bản thân chúng chứa rất nhiều vi khuẩn.
Dưới đây là một vài sai lầm thường gặp khi sử dụng khăn tắm.
Khăn tắm là vật dụng thân thuộc trong mỗi gia đình
1. Treo 2 cái khăn tắm gần nhau trên một giá
Việc treo chiếc khăn tắm cũng không hề đơn giản như chúng ta nghĩ. Treo 2 chiếc khăn tắm gần nhau trên cùng 1 giá là không hợp vệ sinh, đặc biệt là khi 2 cái khăn này thuộc về hai cá nhân riêng biệt.
Nếu treo 2 chiếc sử dụng mà chưa được giặt sạch sẽ trên cùng một cái giá, bạn đang tạo môi truờng để cho các chất bẩn và vi khuẩn phát triển.
2. Không thường xuyên giặt khăn tắm
Bạn có thường xuyên giặt khăn tắm không? Câu trả lời KHÔNG sẽ chiếm phần đông. Đừng xem thường việc giặt khăn tắm hàng ngày, vì nếu không bạn sẽ bị bệnh ngoài da một ngày không xa.
3. Dùng nhiều khăn tắm cùng một lúc
Bạn không nên sở hữu nhiều cái một lúc mà chỉ nên sở hữu 1-2 cái và thay mới khi những chiếc lông khăn đã sờn và cũ.
Khăn tắm cũng là nơi vi khuẩn sinh sôi nếu không được vệ sinh thường xuyên
4. Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa khi giặt khăn
Đừng giặt khăn tắm của bạn với quá nhiều xà phòng. Điều đó sẽ gây ngứa và bạn sẽ cảm thấy không thoái mái khi sử dụng chúng.
5. Không giặt bằng nước nóng
Kể từ khi bắt đầu sử dụng khăn tắm, bạn thường được khuyên là nên giặt khăn bằng nước nóng, vì khi giặt bằng nước nóng các chất bẩn và vi khuẩn bám trên nó sẽ bị tiêu diệt.
Thực phẩm bị độc, bị tiêu chảy, e.coli, dị ứng bụi bẩn... là những thứ liên quan đến việc khăn tắm không được giặt sạch sẽ. Vì vậy, hãy thường xuyên quan tâm đến chiếc khăn mình đang sử dụng bạn nhé.
Giặt khăn tắm bằng nước thường chưa tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn
6. Hiểm họa không ngờ từ khăn tắm
Theo tiến sĩ Susan Whittier, Trưởng phòng Dịch vụ Vi sinh lâm sàng thuộc Bệnh viện Đại học Columbia (New York, Mỹ), khăn tắm ít được lưu ý giặt định kỳ thường xuyên.
Trong trường hợp xấu nhất, tuy rất hiếm xảy ra là bạn phải nhập viện để điều trị nấm từ khăn, nơi chứa hàng triệu vi khuẩn.
Mặc dù bạn đã tắm sạch, lau khô người bằng khăn, bạn cũng sẽ chuyển vi khuẩn trên da bạn lên khăn. Ngày này qua ngày khác, những con vi khuẩn càng 'sinh sôi nảy nở' và tiếp tục được bạn lau trên da.
Các vi khuẩn trên khăn sẽ nhân lên ngày qua ngày và tiếp tục được bạn lau lên da. Thông thường, những vi khuẩn này không gây hại.
Nhưng nếu bạn có mang vi khuẩn như MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin, có trên 10% người khỏe mạnh bình thường), kèm theo đó là lại xuất hiện vùng da bị khô nẻ hoặc có vết thương, bạn có thể sẽ bị nhiễm trùng.
Bạn nên giặt khăn sau khoảng 4 lần dùng. Dù có thể không bị mắc bệnh, song chiếc khăn mà bạn tưởng là sạch vẫn có thể chứa hàng triệu vi khuẩn, tế bào chết để tiếp tục lau lên người bạn, thực sự rất mất vệ sinh.
>> Xem thêm: Bệnh lậu có lây qua khăn tắm khách sạn?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!