Viêm dây thần kinh ngoại biên uống thuốc gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bạn thường thấy có những triệu chứng như tê mỏi chân tay, khó chịu đặc biệt là vào ban đêm mùa lạnh thì rất có thể bạn đã mắc phải chứng viêm thần kinh ngoại biên. Vậy khi bị viêm dây thần kinh ngoại biên thì nên uống thuốc gì? Để có thể hiểu hơn về bệnh viêm dây thân kinh và thuốc chữa bệnh này thì mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Bạn thường thấy có những triệu chứng như tê mỏi chân tay, khó chịu đặc biệt là vào ban đêm mùa lạnh thì rất có thể bạn đã mắc phải chứngviêm thần kinh ngoại biên. Vậy khi bị viêm dây thần kinh ngoại biên thì nên uống thuốc gì? Để có thể hiểu hơn về bệnh viêm dây thân kinh và thuốc chữa bệnh này thì mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Viêm dây thần kinh ngoại biên uống thuốc gì?

Bạn hiểu thế nào về bệnh thần kinh ngoại biên?

Bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh lý gây ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Dây thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh giúp truyền tín hiệu từ não và tuỷ sống đến các cơ, cơ quan và mô cơ thể khác.

Hiện đã có hơn 100 loại bệnh thần kinh ngoại biên được xác định. Tất cả đều có đặc trưng về triệu chứng, mô hình phát triển và tiên lượng bệnh riêng.

Viêm dây thần kinh ngoại biên uống thuốc gì?

Nguyên nhân gây bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên

Như đã nói ở trên, bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên là căn bệnh rất phổ biến, đối tượng thường hay gặp nhất là người già và người trung niên. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do:

- Do chấn thương: Đối với những người không may bị tai nạn ngã xe, chơi thể thao có thể cắt đứt hoặc làm hư hỏng dây thần kinh ngoại biên.

- Thiếu vitamin: Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Những loại vitamin đóng vai trò quan trọng với hệ thần kinh trung ương và ngoại biên được kể đến như vitamin B, B1, B6, B12.

- Mắc bệnh tiểu đường: Theo thống kê thì có tới 50% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể mắc phải chứng viêm dây thần kinh ngoại biên.

- Sử dụng rượu bia nhiều: Những người nghiện rượu, bia có nguy cơ mắc bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên cao hơn so với những người bình thường.

- Những người mắc bệnh thận, bệnh về gan, suy giáp cũng rất dễ mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này.

- Ngoài ra, bệnh cũng có thể do rối loạn di truyền, tiếp xúc với chất độc.

Bệnh có triệu chứng như thế nào?

Đau và tê

Tình trạng ngứa ran hoặc rát ở cánh tay và chân có thể là một dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh. Những cảm xúc này thường bắt đầu ở ngón chân và bàn chân của bạn. Bạn có thể bị đau, thường xảy ra ở bàn chân và cẳng chân.

Bên cạnh đó, bạn có thể mất cảm giác ở chân và cánh tay của bạn khiến cho bạn không nhận thấy gì khi dẫm lên vật nhọn. Bạn cũng không thể cảm thấy gì khi chạm vào một cái gì đó là quá nóng hoặc lạnh.

Tình trạng tê có thể làm cho bạn khó khăn hơn trong việc nhận biết chuyển động của chân mình từ đó có thể bạn mất thăng bằng.

Viêm dây thần kinh ngoại biên uống thuốc gì?

Các vấn đề về cơ bắp

Các tổn thương ở dây thần kinh có thể khiến cho việc điều khiển cơ bắp gặp khó khăn và gây ra yếu cơ. Bạn có thể cảm nhận được triệu chứng này khi cử động các bộ phận cơ thể. Những việc đơn giản như cài nút áo cũng trở nên khó khăn hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng cơ bắp của bạn co giật hoặc co cứng. Cơ bắp của bạn còn có thể teo lại.

Các vấn đề về tiêu hóa và tim mạch

Vấn đề khi tiêu hóa thức ăn: bạn có thể cảm thấy no và ợ nóng dù mới chỉ ăn một ít thức ăn. Đôi khi bạn có thể nôn ra thức ăn chưa được tiêu hóa.

Vấn đề ở tim: nếu các dây thần kinh ở tim bị tổn thương, bạn có thể cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu khi đứng lên. Đau thắt ngực là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim và cơn đau tim. Tổn thương thần kinh ở tim có thể “ẩn” đi dấu hiệu cảnh báo này. Bạn nên tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo đau tim khác như mệt mỏi đột ngột, đổ mồ hôi, khó thở, buồn nôn và nôn.

Những triệu chứng khác

Vấn đề tình dục: đàn ông có thể bị rối loạn cương dương còn phụ nữ có thể gặp rắc rối với chứng khô âm đạo hoặc khó đạt cực khoái.

Vấn đề bàng quang: bạn có thể bị rò rỉ nước tiểu. Bạn có thể mất cảm giác mắc tiểu.

Bạn có thể đổ mồ hôi quá ít hoặc quá nhiều. Điều này có thể gây rối loạn kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Viêm dây thần kinh ngoại biên uống thuốc gì?

Để điều trị bệnh hiệu quả, chúng ta cần phải dựa vào nguyên nhân và mức độ bệnh như thế nào để lựa chọn thuốc cho phù hợp. Mục tiêu của việc điều trị bệnh đó chính là làm giảm các triệu chứng đau đớn do bệnh gây ra. Thông thường, đối với căn bệnh này, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ kê đơn với một số loại thuốc cơ bản sau:

- Thuốc giảm đau: Đối với những bệnh nhân mắc bệnh nặng, các cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng, những lúc này bác sĩ sẽ cho người bệnh uống một số thuốc giảm đau. Tuy nhiên, khi uống bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc, vì thuốc này có chứa thuốc phiện như codeine có thể gây táo bón.

- Thuốc chống động kinh như topiramate (Topamax), pregabalin (Lyrica), carbamazepine (Tegretol) và phenytoin (Dilantin), gabapentin (Neurontin). Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt.

- Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitripxyline và nortripxyline. Loại thuốc này cũng có thể xảy ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, giảm sự ngon miệng và táo bón.

Viêm dây thần kinh ngoại biên uống thuốc gì?

Phương pháp khắc phục và phòng tránh bệnh

Chăm sóc đôi chân, đặc biệt nếu bị tiểu đường. Thực hiện kiểm tra chân hàng ngày tìm các dấu hiệu của mụn, các vết cắt hoặc vết chai. Giày và tất chặt có thể làm trầm trọng thêm đau và ngứa và có thể dẫn đến lở loét không lành.

Tập thể dục thường xuyên và đều đặn: Hãy hỏi bác sĩ về thói quen tập thể dục phù hợp. Thường xuyên tập thể dục có thể làm giảm đau thần kinh và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Bỏ hút thuốc: Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu, tăng nguy cơ vấn đề và có thể cắt cụt chân.

Ăn các bữa ăn lành mạnh: Nếu có nguy cơ cao về bệnh thần kinh hoặc có bệnh mãn tính, ăn uống lành mạnh là đặc biệt quan trọng để đảm bảo nhận được vitamin và khoáng chất. Nhấn mạnh các loại thịt và sản phẩm sữa chất béo thấp, bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc trong chế độ ăn. Uống rượu vừa phải.

Massage chân tay: Massage giúp cải thiện lưu thong máu, kích thích dây thần kinh và có thể tạm thời làm giảm đau.

Tránh áp lực kéo dài: Không giữ đầu gối hay dựa vào khuỷu tay trong thời gian dài. Làm như vậy có thể gây tổn thương thần kinh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!