Viêm gân xương bánh chè

Bệnh A-Z - 11/24/2024

Tìm hiểu về bệnh Viêm gân xương bánh chè  trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Viêm gân xương bánh chè là bệnh gì?

Viêm gân xương bánh chè là tình trạng gân xương bánh chè bị sưng tấy và đau do viêm nhiễm.

Xương bánh chè là một đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối. Nó có thể chuyển động lên và xuống, nghiêng và xoay. Vai trò của xương bánh chè là giúp cho chân đi lại và đứng thẳng bằng cách làm giảm áp lực lên khớp xương đầu gối.

Xương bánh chè được liên kết với các xương và mô khác ở khớp gối bằng gân xương bánh chè. Gân xương bánh chè được tạo thành từ các sợi cơ bền và dai nên rất khỏe, có nhiệm vụ giúp duỗi thẳng cơ đùi và bắp chân khi đá bóng, đạp xe và nhảy lên.

Cần phân biệt viêm gân xương bánh chè và hội chứng đau khớp đầu gối vì hai bệnh này có triệu chứng tương đối giống nhau.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm gân xương bánh chè là gì?

Người bệnh thường cảm thấy cơn đau (đột ngột hoặc âm ỉ) ở gân xương bánh chè mỗi khi vận động thể dục. Đặc biệt cảm giác đau đớn nặng thêm khi đi lên hoặc đi xuống cầu thang và về đêm gây khó ngủ. Nếu bạn có những bài tập khởi động cơ thể trước khi vận động, cơn đau có thể biến mất tạm thời nhưng khi bệnh kéo dài, các bài tập này là không đủ để tránh các triệu chứng bệnh.

Một số triệu chứng khác bao gồm tê cứng và khó cử động khớp gối. Khớp sẽ phát ra tiếng kẽo kẹt khi co duỗi. Ngoài ra các triệu chứng tiêu biểu của viêm như sưng tấy, đỏ, và cảm thấy nóng vùng bị tổn thương sẽ xấut hiện.

Bệnh viêm gân xương bánh chè và hội chứng đau khớp gối có các triệu chứng khá giống nhau. Tuy nhiên viêm gân xương bánh chè thường không gây đau ở hai bên và trực tiếp trên đầu gối mà cơn đau thường xuất phát từ bên trong khớp. Trong khi hội chứng đau khớp gối sẽ gây đau toàn bộ vùng khớp.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn đang chữa trị, hãy báo với bác sĩ nếu cơn đau của bạn không thuyên giảm trong vài ngày. Bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với bạn hơn. Ngoài ra, hãy gọi cho bác sĩ nếu:

  • Có cơn đau dai dẳng;
  • Cơn đau ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày;
  • Có sưng và đỏ ở khớp.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra viêm gân xương bánh chè?

Các nguyên nhân bao gồm sử dụng đầu gối quá nhiều trong các hoạt động đòi hỏi chạy nhảy lặp lại liên tục và va chạm đầu gối nhiều như bóng rổ, bóng đá và bóng chuyền. Điều này gây ra các vết rách nhỏ ở gân, có thể viêm gân. Các nguyên nhân khác là thừa cân, xương bánh chè bị nâng lên, mất cân bằng cơ và hông, chân, đầu gối hoặc bàn chân không thẳng hàng.

Nguy cơ mắc phải

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải viêm gân xương bánh chè?

Bệnh phổ biến nhất ở các vận động viên chơi các môn thể thao đòi hỏi vận động ở chân, chạy nhảy nhiều như bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền. Tuy nhiên ai cũng có thể bị viêm gân xương bánh chè và thường xảy ra ở nam giới hơn nữ giới.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm gân xương bánh chè?

Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn:

  • Thường xuyên để cơ đùi và cơ gân kéo quá căng;
  • Có sự mất cân bằng giữa các cơ ở vùng đùi;
  • Tham gia vào các môn thể thao có chạy hoặc nhảy.

Điều trị hiệu quả

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm gân xương bánh chè?

Để chẩn đoán hội chứng đau khớp đầu gối, bác sĩ có thể thực hiện khám lâm sàng bằng cách xác định vị trí tổn thương. Để có thể kết luận chính xác, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp:

  • Chụp X-quang: phương pháp này có thể giúp bác sĩ nhìn rõ vị trí xương, nhưng khó để xác định các mô;
  • Chụp CT: chụp CT có thể giúp bác sĩ xác định các mô và xương, tuy nhiên chụp CT có thể khiến bệnh nhân phơi nhiễm phóng xạ nhiều hơn X-quang;
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ).

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm gân xương bánh chè?

Các phương pháp điều trị đầu tiên là nghỉ ngơi, luyện tập làm khỏe cơ tứ đầu đùi và chườm đá (đặc biệt là sau khi tập thể dục từ 10-20 phút). Nếu có thể thì đổi qua các động tác thể dục nhịp điệu không gây va chạm như bơi lội hoặc máy tập thể dục hình elíp. Các bài tập kéo căng cơ hông, cơ gân kheo, cơ bắp chân và dải chậu chày cũng có thể giúp ích.

Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) không kê toa như ibuprofen hoặc naproxen giúp giảm sưng và giảm đau. Các thuốc này có thể gây ra các vấn đề về dạ dày và nên được dùng sau bữa ăn. Bệnh nhân bị loét dạ dày hoặc vết loét chảy máu nên kiểm tra trước với bác sĩ trước khi dùng các thuốc này.

Bệnh này thường có thể được kiểm soát bằng liệu pháp vật lý trị liệu để làm khỏe cơ bốn đầu và kéo căng cơ gân kheo và cơ bắp chân. Việc thay đổi giầy dép thích hợp cho việc phân bố trọng lượng cơ thể cũng có thể giúp các triệu chứng đỡ hơn.

Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm gân xương bánh chè?

Những thói quen sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm gân xương bánh chè:

  • Dùng thuốc như chỉ định;
  • Ngưng các hoạt động gây ra các cơn đau. Bắt đầu lại các hoạt động này một cách rất cẩn thận;
  • Chườm đá lên đầu gối sau khi tập luyện hoặc thi đấu;
  • Tiếp tục các bài tập luyện đã học từ bác sĩ vật lý trị liệu để làm cho cơ bốn đầu và cơ gân kheo khỏe và linh hoạt hơn;
  • Gọi bác sĩ nếu bạn đã thử tự điều trị nhưng vẫn gặp các triệu chứng;
  • Đi khám nếu bạn dùng liệu pháp vật lý trị liệu hoặc phục hồi và các triệu chứng bị nặng hơn;
  • Liên lạc cho bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!