Viêm họng hạt, nổi hạt trắng nhỏ li ti có phải bị ung thư vòm họng không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Chào Bác sĩ!

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, viêm họng hạt hay viêm họng mạn tính là một bệnh khá phổ biến, các hạt mà bạn nhìn thấy chính là tổ chức lympho bị phì đại do phải chiến đấu với vi khuẩn lâu ngày. Để chữa trị hiệu quả bệnh này, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, để làm giảm biểu hiện bạn và phòng bệnh tái phát bạn có thể áp dụng biện pháp súc họng hàng ngày bằng nước muối loãng. Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.

Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa. Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này. Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp.

Chúc sức khỏe!

Viêm họng hạt, nổi hạt trắng nhỏ li ti có phải bị ung thư vòm họng không?

03/05/2018 - Thu Hường - Theo: Cộng đồng Lily & WeCare

11 lượt đọc

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!