Viêm mũi khi mang thai phải làm sao?

Kiến Thức Y Học - 01/16/2025

Khi mang thai các bà bầu thường hạn chế tối đa việc sử dụng hầu hết các loại thuốc để tránh những ảnh hưởng không tốt có thể tác động tới việc sinh trưởng và phát triển của em bé. Do đó, khi mắc phải các bệnh thông thường như viêm mũi khi mang thai hay cảm cúm, ho...mẹ hay cố chịu đựng, đôi khi chính những căn bệnh đơn giản này sẽ khiến cho những tháng ngày mang thai của mẹ trở nên khổ sở hơn bao giờ hết. Vậy nếu như không may bị viêm mũi khi mang thai thì các mẹ bầu cần phải làm gì?

Khi mang thai các bà bầu thường hạn chế tối đa việc sử dụng hầu hết các loại thuốc để tránh những ảnh hưởng không tốt có thể tác động tới việc sinh trưởng và phát triển của em bé. Do đó, khi mắc phải các bệnh thông thường như viêm mũi khi mang thai hay cảm cúm, ho...mẹ hay cố chịu đựng, đôi khi chính những căn bệnh đơn giản này sẽ khiến cho những tháng ngày mang thai của mẹ trở nên khổ sở hơn bao giờ hết. Vậy nếu như không may bị viêm mũi khi mang thai thì các mẹ bầu cần phải làm gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi

Viêm mũi khi mang thai xảy ra khi mũi của người mẹ có hiện tượng dị ứng với một hoạt chất nào đó hay một mùi hương nào đó do vô tình hít phải, cũng có nhiều trường hợp viêm mũi do virut gây ra hay viêm mũi là triệu chứng tàn dư của bệnh cảm cúm để lại nhưng mãi không chịu chấm dứt.

Phụ nữ mang thai thường bị viêm mũi trong ba tháng đầu tiên của thai kì khi lượng hoóc môn thay đổi đột ngột và sức đề kháng bỗng chốc yếu đi khiến những bệnh thông thường xuất hiện và hoành hành.

Lượng máu được sinh ra nhiều cũng có thể gây ra tình trạng viêm mũi khi mang thai do các mạnh máu lúc này giãn nở gây sưng và tắc một số mô trong cơ thể và khoang mũi cũng không phải là ngoại lệ trong trường hợp này.

Phụ nữ viêm mũi khi mang thai thường có biểu hiện khá rõ ràng như hắt hơi nhiều, hắt hơi kèm theo chút máu, đau tức, ho khan, ngứa mũi cũng như nghẹt mũi.

Bệnh viêm mũi thường kéo dài bao lâu?

Viêm mũi khi mang thai phải làm sao?

Viêm mũi khi mang thai có thể kéo dài từ 6 tuần thậm chí cho đến tận khi kết thúc thai kì, tuy nhiên giai đoạn mà bệnh viêm mũi xuất hiện chủ yếu là trong 3 tháng đầu tiên mang thai. Vậy nên nếu mẹ bầu không muốn trải qua những tháng ngày mang thai với cái mũi suỵt xịt thì nên chú ý giữ gìn sức khỏe cũng như tránh tiếp xúc với những thức ăn gây dị ứng để phòng bệnh.

Khoảng thời gian viêm mũi khi mang thai không phụ thuộc vào việc mẹ bầu bị viêm mũi nặng hay nhẹ mà phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Có rất nhiều mẹ bầu bị viêm mũi nặng nhưng lại hết ngay trong 1 - 2 tuần, còn số khác tuy viêm mũi nhẹ nhưng hàng tháng trôi qua vẫn không thấy bệnh giảm đi.
Phần lớn các mẹ bầu bị viêm mũi đều tự khỏi bệnh sau khi sinh bé từ một đến hai tuần do cơ thể đã lấy lại cần bằng cũng nhưng lượng hoóc môn được sinh ra ổn định hơn.

Cách điều trị viêm mũi ngay tại nhà

Viêm mũi khi mang thai có thể được điều trị hiệu quả nhờ liệu pháp đồng căn tự nhiên. Ngoài ra còn có một số biện pháp khác như sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng nếu phòng bật điều hòa. Gối đầu cao khi ngủ để bạn có thể dễ dàng hô hấp hơn.

Tập thể dục nhẹ nhàng cũng có thể phòng tránh cũng như điều trị viêm mũi ở phụ nữ mang thai. Bạn nên bắt đầu các bài tập hít thở cơ bản vào mỗi sáng, hít sâu và thở ra nhẹ nhàng sẽ khiến phổi cũng như hệ thống hô hấp của mẹ bầu hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ mắc viêm mũi nặng.

Còn nếu bệnh tình vẫn kéo dài thì bạn nên sử dụng biện pháp xông hơi bằng các loại tinh dầu hương thơm hoặc bằng các loại lá có vị mát, thanh, kích thích đường thở. Đừng quên đến gặp bác sĩ và xin lời khuyên để điều trị cho tốt, vì bạn không thể biết cũng như khẳng định cách điều trị an toàn nhất dành cho bản thân mình.

Không tự ý uống các loại thuốc trị viêm mũi khi chưa có chỉ định rõ ràng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!