Viêm não Nhật Bản được phát hiện chính tại Nhật Bản. Vào năm 1935, tại Nhật Bản, các nhà khoa học lần đầu tiên tìm thấy nguyên nhân gây bệnh là một loại siêu vi thuộc nhóm B của một dòng siêu vi có tên là Arbovirus.
Vi-rút gây bệnh viêm não Nhật Bản-B sống trong thiên nhiên ở các loại chim như: bông lau, rẻ quạt, sẻ nhà, chích chòe, cò, sáo, quạ, cu gáy... Muỗi chích hút máu chim nhiễm siêu vi rồi chích truyền bệnh sang người, chủ yếu là trẻ em và gia súc như lợn, bò, ngựa, dê, đặc biệt là lợn. Tuy nhiên không phải loại muỗi nào cũng truyền được bệnh mà chủ yếu là muỗi có tên khoa học là Culex Tritaeniorhycus.
Muỗn là nguyên nhân chính lây truyền căn bệnh viêm não Nhật Bản (Ảnh minh họa: Internet)
Ở nước ta, loài muỗi này có nhiều ở miền Bắc, xuất hiện nhiều vào những mùa tháng nóng, ban ngày sống trong các bụi cây, đêm bay vào nhà hút máu gia súc và người.
Thời tiết khắc nghiệt làm loại muỗi này sinh sôi, phát triển mạnh hơn nên bệnh viêm não Nhật Bản có khả năng sẽ phát triển nhiều hơn. Tuy cùng nhiễm vi-rút viêm não Nhật Bản-B nhưng chim sẽ không bị mắc bệnh, lợn cũng bị nhiễm dạng tiềm tàng nhưng người có thể bị viêm não. Vì vậy cần tránh để chuồng chim, chuồng nuôi lợn ngay trong nhà vì có thể là ổ vi-rút viêm não Nhật Bản B.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!