Chắc hẳn hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều nghe đến cụm từ viêm não Nhật Bản ở trẻ em. Và thậm chí có những người cũng đã từng cho con đi tiêm văc-xin phòng ngừa căn bệnh này.
Đây được xem là chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm, khi mắc bệnh nếu như không sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy không đáng có ở bé sau này. Để có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Viêm não nhật bản là gì?
Viêm não Nhật Bản là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, gây tổn thương đến hệ thần kinh Trung Ương. Bệnh hay gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi được xếp vào nhóm nguy cơ cao.
Khi mắc bệnh này, có thể dẫn tới tình trạng tổn thương não vĩnh viễn và tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh này là rất lớn. Tác nhân chính gây ra bệnh chính là Virus viêm não Nhật Bản và muỗi là tác nhân truyền bệnh trung gian sang cho con người.
Bệnh không thể truyền từ người này sang người khác, mà chủ yếu là do muỗi đốt. Muỗi thường hút máu các động vật bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản rồi từ đó lại đốt con người và truyền bệnh cho chúng ta.
Viêm não Nhật Bản ở trẻ em có nguy hiểm không?
Theo thống kê ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản là khá cao điều đó chứng tỏ được rằng mức độ nguy hiểm và phạm vi ảnh hưởng của bệnh này là rất nghiêm trọng.
Căn bệnh này có thể gây tử vong cao, hoặc để lại các di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn. Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người bị mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Khi mới nhiễm bệnh, trẻ thường có biểu hiện rõ rệt là sốt cao kèm theo như rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn hoặc nôn...
Triệu chứng này kéo dài sau vài ngày. Tiếp đến là quan sát bé có thêm các biểu hiện rất điển hình như tiếp tục sốt cao kèm co giật, rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê rồi đau đầu, cứng gáy, tay chân quờ quạng, mất nước...
Bị mất sữa sau sinh có nên sử dụng viên uống lợi sữa từ tảo không?
Những thực phẩm bà bầu mang thai 3 tháng cuối không nên ăn
Cách sử dụng ngải cứu để tốt cho mẹ và thai nhi
Sự quay đầu của thai nhi chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới
Mẹ có biết: Thai nhi biết cảm nhận mùi vị và nhiều hơn thế
Điều trị và phòng ngừa viêm não Nhật Bản
Ngay khi trẻ có những dấu hiệu bệnh kể trên, thì gia đình nên lập tức đưa bé đến cơ sở Y tế để các bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời nhất.
Và hướng điều trị tốt nhất của người mắc bệnh này chính là điều trị nội trú tại bệnh viện, để có thể được theo dõi bất cứ lúc nào. Ngay khi phát hiện con sốt cao, các mẹ có thể phối hợp chườm khăn mát ở trán và bẹn (tuyệt đối không chườm đá lạnh) để hạ nhiệt cho trẻ, đồng thời cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định trước đó của bác sĩ.
Và để đảm bảo an toàn cho con và gia đình, tốt nhất các mẹ nên phòng bệnh viêm não Nhật Bản ngay từ đầu bằng cách: Vệ sinh môi trường sạch sẽ, cho trẻ ở nơi có không khí trong lành, khi ngủ nên mắc màn...
Các bậc phụ huynh nên lưu ý chủ động loại bỏ các chum vại, ổ nước tù đọng gần nhà... nhằm làm hạn chế tối đa sự phát triển của muỗi. Nếu cần thiết thì có thể phun thuốc diệt muỗi, vệ sinh thường xuyên chuồng trại chăn nuôi khu vực gần nhà... Nhằm có thể đảm bảo an toàn nhất cho những người thân trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Đồng thời nên tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản cho bé, nhằm tạo miễn dịch chủ động theo đúng liệu trình tiêm phòng quy định.
Theo: yteduphong
Xem thêm
Mùa hè cảnh giác với bệnh Viêm não Nhật Bản
Làm thế nào để biết trẻ nhỏ đang mắc viêm não Nhật Bản?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!