Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng 'kép' về bệnh tật.
Trong khi tỉ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đang giảm thì tỉ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng; từ 40% vào năm 1986, lên 60% năm 2006 và 71,6% vào năm 2012.
Tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 73% các trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó đứng đầu là tử vong do tim mạch sau đó là các bệnh ung thư, đái tháo đường và bệnh đường hô hấp mạn tính.
Các bệnh không lây nhiễm tăng nhanh là do liên quan đến: hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu-bia và chế độ ăn không hợp lý.
Cuộc điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phối hợp với WHO và các cơ quan liên quan thực hiện trong năm 2015 với 3.856 đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi 18-69.
Kết quả điều tra cho thấy, tỉ lệ sử dụng rượu bia trong số người được nghiên cứu là 43,8% và có xu hướng tăng, riêng nam giới tỉ lệ sử dụng rượu bia là 77,3%. 44,2% nam giới và 1,2% nữ giới uống rượu bia ở mức nguy hại (từ 6 đơn vị cồn trở lên).
Các bệnh không lây nhiễm tăng nhanh là do liên quan đến: hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu-bia và chế độ ăn không hợp lý.
Cũng theo kết quả nghiên cứu, có 57,2% dân số trưởng thành ăn thiếu rau/ trái cây so với khuyến cáo của WHO (400g/ngày) và tỉ lệ này cao hơn ở nam giới.
Số lượng muối tiêu thụ trong một ngày của 1 người cũng cao (9,4g) gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO (dưới 5g muối/người/ngày). Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có số liệu quốc gia về tiêu thụ muối quần thể.
Về hoạt động thể lực, nghiên cứu cho thấy có gần 1/3 dân số (28,1%) thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO (trung bình ít nhất 150 phút/tuần).
Tỉ lệ thừa cân béo phì có xu hướng tăng nhanh, hiện có khoảng 15,6% số người bị thừa cân béo phì (BMI≥25), tỉ lệ này cao hơn ở khu vực thành thị.
Nghiên cứu cũng cho thấy, tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp là 18,9% (nam giới cao hơn nữ giới); tỉ lệ có rối loạn đường huyết lúc đói và tăng đường huyết là 4,1%; 30,2% số người trưởng thành có tăng cholesterol máu và phần lớn dân số có HDL (một loại cholesterol tốt cho sức khoẻ) ở mức thấp.
Nhận biết tình trạng sức khỏe thông qua gương mặt. (Việt hóa bởi SongKhoe.vn).
Bên cạnh đó, tỉ lệ phát hiện và quản lý bệnh không lây nhiễm cũng còn khá hạn chế.
Hiện chỉ có 43,1% số người mắc tăng huyết áp và 31,1% số người có đường huyết tăng từng được phát hiện bệnh. Chỉ có 13,6% số người mắc tăng huyết áp và 28,9% số người tăng đường huyết/ đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế.
Số người có nguy cơ tim mạch cao được điều trị/ tư vấn dự phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim chỉ chiếm gần 29%. Chỉ có khoảng 1/4 (24,9%) số phụ nữ tuổi 18-69 và 1/3 (31,5%) số phụ nữ tuổi 30-49 từng được sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh chóng chi phí khám chữa bệnh và quá tải bệnh viện. Chi phí điều trị cho bệnh không lây nhiễm trung bình cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng.
Theo ước tính của WHO, tổn thất lũy tích về kinh tế đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình do các bệnh không lây nhiễm là trên 7.000 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2011-2025 (bình quân mỗi năm gần 500 tỷ USD)
>> Xem thêm: Điều trị bệnh ung thư xương
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!