Bệnh sởi thường gặp nhất vào mùa xuân, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển. Bệnh này có tốc độ lan rất nhanh, khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là những trẻ có thể trạng yếu, trẻ sinh non, không được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.
Bệnh sởi thường gặp nhất vào mùa xuân, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển.
Nguyên nhân mắc bệnh sởi
Virus sởi là tác nhân gây bệnh. Hầu hết những người tiếp xúc với bệnh nhân đều dễ dàng bị lây nhiễm nếu chưa được tiêm phòng sởi. Bệnh sởi có thể lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh. Virus sởi dễ bị tiêu diệt ở điều kiện bên ngoài, chính vì vậy nó ít lây gián tiếp.
Virus sởi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Sau đó, virus vào máu, từ máu, theo các bạch cầu, virus đến các phủ tạng (phổi, lách, hạch, da…) gây tổn thương các cơ quan và các triệu chứng lâm sàng thời kì toàn phát. Ban ở da và niêm mạc chính là hiện tượng đào thải virus của cơ thể đã phản ứng miễn dịch bệnh lí.
Siêu vi sởi thường ở mũi và cổ họng bệnh nhân, họ có thể lây bệnh cho người khác trước khi những ban đỏ xuất hiện. Khi siêu vi sởi xâm nhập vào bệnh nhân, chúng thường trú ngụ ở những tế bào trong cổ họng và phổi, sau đó, bệnh lây lan sang khắp cơ thể.
Virus vào máu, từ máu, theo các bạch cầu, virus đến các phủ tạng (phổi, lách, hạch, da…) gây tổn thương các cơ quan.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi
Trong vòng 7-21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Ban bay theo trình tự như trên.
Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng. Một số biến chứng của bệnh sởi mà người dân cần chú ý là:
Biến chứng đường hô hấp
- Viêm thanh quản: Viêm thanh quản có thể xuất hiện ở giai đoạn khởi phát hoặc giai đoạn muộn. Ở giai đoạn khởi phát thường gây cơn khó thở do co thắt thanh quản. Còn ở giai đoạn muộn thường là do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban và diễn biến thường nặng, bao gồm các triệu chứng: Sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, tím tái...
- Viêm phế quản: Biến chứng này thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kì mọc ban với các biểu hiện như: Sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, Xquang có hình ảnh viêm phế quản...
- Viêm phế quản - phổi: Đây cũng là biến chứng do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban và có biểu hiện nặng: Sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng... và và ra nổ. Xquang có hình ảnh phế quản phế viêm (nốt mờ rải rác 2 phổi). Bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.
Biến chứng thần kinh:Thường gặp là viêm não - màng não - tủy cấp: Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Viêm não có thể gây co giật, hôn mê, tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của trẻ sống sót.
Biến chứng đường tiêu hóa: Thường gặp là viêm niêm mạc miệng, viêm ruột, cam mã tấu… Tiêu chảy cũng thường gặp ở những trẻ bị sởi. Tiêu chảy sau sởi nặng nề hơn và có nhiều biến chứng hơn tiêu chảy cấp do virus thông thường.
Ngoài ra, một số đối tượng như trẻ thiếu dinh dưỡng, bà bầu... bị sởi càng cần cẩn thận để tránh biến chứng. Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A bị sởi nặng dẫn đến biến chứng có thể gây mù vĩnh viễn. Phụ nữ mang thai nếu bị sởi thì có thể bị sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!