Tỉ lệ lây nhiễm không có dấu hiệu giảm xuống được coi như có liên quan tới 'sự thiếu tiến bộ' trong công tác phòng chống sự lây nhiễm của các bệnh tình dục.
Trong một báo cáo, WHO cho biết: Bốn căn bệnh gồm: Lậu, Giang mai, Chlamydia và Trichomonas chiếm tổng cộng hơn 376 ca bệnh mắc hàng năm.
Đại đa số các bệnh nhiễm trùng có thể dễ dàng phòng tránh và chữa trị, nhưng có một số ngoại lệ, đặc biệt là bệnh lậu, đang tiến triển thành các dạng siêu vi khuẩn ngày càng khó điều trị chỉ với kháng sinh.
'Những căn bệnh lây lan qua đường tình dục có mặt tại khắp mọi nơi. Chúng phổ biến hơn là ta nghĩ,' Teodora Wi – một cán bộ y tế thuộc khoa sức khỏe sinh sản và nghiên cứu của WHO cho biết.
Báo cáo dựa trên dữ liệu toàn cầu năm 2016, gần đây nhất, cho thấy rằng ở nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 49, có 127 triệu trường hợp mắc bệnh Chlamydia, 87 triệu trường hợp mắc bệnh lậu, 6 triệu trường hợp mắc bệnh giang mai và 156 triệu trường hợp mắc bệnh trichomonas.
Nhiễm trùng lan qua đường tình dục là một mối đe dọa dai dẳng và đặc hữu trên toàn thế giới, và có tác động sâu sắc đến cả sức khỏe của người lớn và trẻ em, WHO cho biết.
Nếu không được điều trị, chúng có thể dẫn đến các ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng và mãn tính bao gồm bệnh thần kinh, tim mạch, vô sinh, mang thai ngoài tử cung, thai chết lưu và tăng nguy cơ nhiễm HIV.
Nghiên cứu cho biết: Chỉ riêng bệnh giang mai đã gây ra khoảng 200.000 ca sinh nở và trẻ sơ sinh bị tử vong vào năm 2016, khiến căn bệnh này trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thiếu hụt dân số trẻ toàn cầu.
Tỉ lệ nhiễm bệnh đã không thuyên giảm từ năm 2012, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết.
'Chúng tôi đang chứng kiến sự thiếu tiến bộ trong việc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh lây qua đường tình dục' đôi lời của Tiến sĩ Peter Salama.
'Đây là lời cảnh tỉnh cho nỗ lực phối hợp để đảm bảo tất cả mọi người khắp mọi nơi đều có thể sử dụng và cập nhật các dịch vụ họ cần để ngăn ngừa và điều trị các căn bệnh này'.
Tình trạng bị nhiễm trùng qua đường tình dục do vi khuẩn thường có thể chữa trị bằng những loại thuốc phổ thông.
Nghiên cứu của WHO cho biết, sự thiếu hụt trong việc cung cấp penicillin benzathine toàn cầu trong thời gian gần đây đã khiến việc kiểm soát sự lan truyền bệnh giang mai trở nên khó khăn hơn. Sự kháng thuốc đang ngày càng tăng lên, trở thành mối đe dọa sức khỏe.
Bác sĩ Tim Jinks, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Tổ chức Từ thiện Sức khỏe Toàn cầu Wellcome Trust của Anh cho biết, sự tăng lên các trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục đã tới mức báo động, và một số loại kháng sinh đang mất đi tác dụng bởi hiện tượng nhờn thuốc.
'Mọi người quan tâm đặc biệt tới số lượng các trường hợp mắc bệnh lậu,' ông đã nói trong một bình luận gửi qua email cho Reuters. 'Chúng tôi đang chứng kiến những thứ gọi là ‘siêu lậu’, thứ có thể coi là vô phương cứu chữa.'
Nghiên cứu và dữ liệu được công bố rộng rãi trên mạng Internet tại Bản tin của Tổ chức Y tế Thế giới.
*Theo CBC
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!