Xăng và dầu hỏa: Nhầm lẫn là mất mạng

Sống khỏe mạnh - 05/05/2024

Sự nhầm lẫn giữa xăng với dầu hoả có thể dẫn đến các vụ hoả hoạn, bỏng nặng. Do đó, bạn cần thẩn trọng trong việc sử dụng.

Anh Vũ (25 tuổi, Lâm Đồng) vừa phải nhập viện Chợ Rẫy do bỏng xăng. Được biết, khi mất điện, anh đã lấy nhầm can xăng cho vào đèn cầy thay vì can dầu. Khi đốt đèn, ngọn lửa bùng cháy bao vây cơ thể anh. Trong vòng 10 phút, ngọn lửa đã khiến anh bỏng 60%. Hiện anh vẫn phải điều trị tại bệnh viện. Theo thống kê của Bệnh viện Chợ Rẫy, hàng năm có đến vài chục trường hợp bỏng xăng, hoá chất do nhầm lẫn.

Xăng và dầu đều là do luyện từ dầu mỏ mà thành, chúng thuộc nhóm nhiên liệu khí hóa lỏng có tính chất bay hơi. Tuy nhiên do thành phần hoá học khác nhau nên chúng mang những đặc điểm, công dụng riêng biệt. Xăng thường được dùng cho động cơ xe, dầu hoả được dùng để thắp đèn, hải đăng. Biết cách phân biệt, xử lí sẽ giúp bạn hạn chế những tai nạn có thể xảy ra.

Xăng và dầu hỏa: Nhầm lẫn là mất mạng

Dầu cháy được khi tẩm vào sợi bấc (Ảnh minh họa: Internet)

Phân biệt bằng màu

Dầu hoả thường không màu, màu càng nhạt chất lượng càng tốt. Xăng RON 92 đang được sử dụng hiện nay có màu xanh lá.

Khả năng bốc cháy

Khả năng bắt lửa của xăng mạnh hơn dầu do có tính kích nổ cao. Ở điều kiện bình thường, chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng khiến xăng tự bốc cháy. Khi cháy, xăng có khả năng lan rộng sang những khu vực xung quanh, gây ảnh hưởng xấu đến của cải và con người.

Còn dầu hoả khó cháy ở nhiệt độ thường. Muốn đốt cháy dầu phải dùng sợi bấc. Nhưng khi nhiệt độ lên đến vài trăm độ C, dầu hoả cũng có thể tự bốc cháy như xăng. Vì thế, cần hết sức lưu ý khi sử dụng.

Xăng và dầu hỏa: Nhầm lẫn là mất mạng

Xăng dễ bùng cháy và lan rộng khi tiếp xúc với lửa (Ảnh minh họa: Internet)

Phòng tránh

Để phòng tránh những tai nạn do nhầm lẫn hoặc uống nhầm xăng dầu, cần hạn chế tích trữ các nhiên liệu này tại nhà. Xăng, dầu mua về cần được dán mác cẩn thận, thông báo với tất cả thành viên trong gia đình, xa tầm tay của trẻ nhỏ.

Để xăng, dầu cách xa nguồn điện, nguồn nhiệt cũng như các vật dễ cháy nổ khác. Kiểm tra nguyên liệu trước khi sử dụng. Nên chọn bình đựng có nắp vặn thay vì nắp giật, mở nhẹ nhàng, không để nhiên liệu bắn ra ngoài.

Bình tĩnh xử lý khi có cháy, như trường hợp anh Vũ, nếu không hoảng hốt làm văng thêm xăng vào lửa, khả năng bỏng nặng sẽ khó xảy ra. Nhanh chóng dập lửa, đưa nạn nhân đi cấp cứu trong các trường hợp không may.

Thanh Nguyên

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!