Xét nghiệm chọc ối khi mang thai

Xét Nghiệm - 05/06/2024

Xét nghiệm chọc ối khi mang thai là xét nghiệm xâm lấn và có nguy cơ gây sẩy thai mặc dù rất thấp (khoảng 1%), những phụ nữ quyết định thực hiện nó buộc phải đối diện với nguy cơ gặp các vấn đề về di truyền và nhiễm sắc thể. Vậy xét nghiệm chọc ối khi mang thai như thế nào?

Xét nghiệm chọc ối khi mang thai là xét nghiệm xâm lấn và có nguy cơ gây sẩy thai mặc dù rất thấp (khoảng 1%), những phụ nữ quyết định thực hiện nó buộc phải đối diện với nguy cơ gặp các vấn đề về di truyền và nhiễm sắc thể. Vậy xét nghiệm chọc ối khi mang thai như thế nào?

Xét nghiệm chọc ối là gì?

Xét nghiệm chọc ối khi sinh là một xét nghiệm trước khi sinh có thể được thực hiện từ tuần 15 đến 19, cho kết quả chính xác đến hơn 99% về các rối loạn nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển của bé, điển hình là hội chứng Down. Nó còn chỉ ra hàng trăm rối loạn gen khác như xơ nang, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh Tay-Sachs phá hủy tế bào thần kinh, cũng như các dị tật ống thần kinh (như tật nứt đốt sống và khiếm khuyết bán cầu não). Thế nhưng, vấn đề mà khiến cho nhiều thai phụ lo lắng khi nhắc đến xét nghiệm chọc ối là khả năng làm tăng nguy cơ sẩy thai cùng các nguy cơ có thể gặp phải ở bất cứ thủ thuật xâm lấn nào khác.

Xét nghiệm chọc ối khi mang thai

Thủ thuật chọc dò ối được thực hiện như thế nào?

Nếu bạn quyết định thực hiện chọc dò ối, quá trình này diễn ra trong khoảng 30 phút (thời gian lấy dịch nói riêng chỉ mất chưa đến 30 giây). Bác sĩ sẽ siêu âm xác định vị trí chọc ối ở một khoảng cách an toàn cho thai nhi. Sau đó, dưới sự hỗ trợ của việc siêu âm, bác sĩ sẽ dùng một mũi kim mỏng, dài và rỗng đưa xuyên qua màng bụng và tử cung của mẹ để trích ra một lượng nhỏ nước ối. Thực hiện thủ thuật chọc dò sẽ làm cho thai phụ có thể cảm thấy đau rút, nhói, hoặc áp lực trong quá trình chọc ối với mức độ khó chịu khác nhau tùy từng thai phụ và giai đoạn thai kỳ.

Cần biết những gì để quyết định có thực hiện xét nghiệm chọc ối hay không

Thông thường thì phụ nữ khi mang thai dù ở độ tuổi nào đều được bác sĩ sản khoa đề nghị các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán ở 3 tháng đầu và giữa thai kỳ. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về những ưu và khuyết điểm của các xét nghiệm, nhưng thực hiện chúng hay không là quyết định của bạn.

Cũng có rất nhiều mẹ chọn làm xét nghiệm sàng lọc và họ dựa trên kết quả của nó để quyết định có thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hay không. Một số khác lựa chọn xét nghiệm chẩn đoán ngay. Đa số những trường hợp này thuộc nhóm nguy cơ cao với các bệnh về bất thường nhiễm sắc thể hoặc những vấn đề không thể được phát hiện bằng các xét nghiệm sàng lọc, hoặc đơn giản là họ muốn biết càng nhiều càng tốt về tình trạng của con mình và sẵn sàng chấp nhận các rủi ro. Thế nhưng, cũng tùy vào một số mẹ lại quyết định không thực hiện xét nghiệm nào.

Nếu bạn chọn làm xét nghiệm sàng lọc trước và kết quả chỉ ra nguy cơ cao, sau đó mẹ có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ để đưa ra quyết định có cần thực hiện xét nghiệm chọc ối hay lấy mẫu nhung màng đệm (CVS) để xác định chính xác vấn đề hay không. Bạn cần cân nhắc giữa mong muốn biết được tình trạng của con mình và rủi ro đi kèm khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán.

Xét nghiệm chọc ối khi mang thai

Lưu ý với thai phụ điều gì khi cần chọc ối?

Thai phụ lưu ý những điều sau khi cần thiết phải chọc ối:

- Tình trạng sức khỏe tổng quát phải ổn định: không có tình trạng động thai, xuất huyết âm đạo, đau bụng hay mắc phải bất cứ nhiễm trùng nào.

- Cơ thể không bị dị ứng thuốc kháng sinh khi chọc ối.

- Thai phụ không phải là đối tượng mắc bệnh tim.

- Suốt 1 tiếng sau khi chọc ối, thai phụ cần nghỉ ngơi hoàn toàn.

- Sau khi về nhà, trong khoảng 2 tuần kiêng làm việc nặng và cần dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi.

Như vậy, Lily & WeCare khuyên các mẹ nên tìm hiểu kĩ rồi hãy đưa ra quyết định có xét nghiệm chọc ối hay không. Để đảm bảo cho thai nhi được phát triển một cách khỏe mạnh trong bụng mẹ hãy tìm hiểu và lựa chọn quyết định tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Xét nghiệm chọc ối khi mang thai

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc đúng thời điểm để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

  • Phương pháp chọc ối đối với phụ nữ mang thai
  • Mẹ bầu nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh vào tuần thứ mấy?

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!