Xét nghiệm máu và phân có chẩn đoán được bệnh tay chân miệng của trẻ không?

Kiến Thức Y Học - 04/26/2024

Bệnh tay chân miệng là bệnh hay xuất hiện ở trẻ nhỏ, có khả năng lây lan lớn và nhanh chóng bùng phát thành dịch. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong trong vài giờ. Việc nhận biết bệnh sớm là rất quan trọng, vấn đề xét nghiệm máu và phân có chẩn đoán được bệnh tay chân miệng của trẻ không đang là điều được khá nhiều bố mẹ quan tâm.

Bệnh tay chân miệng là bệnh hay xuất hiện ở trẻ nhỏ, có khả năng lây lan lớn và nhanh chóng bùng phát thành dịch. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong trong vài giờ. Việc nhận biết bệnh sớm là rất quan trọng, vấn đềxét nghiệm máu và phân có chẩn đoán được bệnh tay chân miệng của trẻ không đang là điều được khá nhiều bố mẹ quan tâm.

Xét nghiệm máu và phân có chẩn đoán được bệnh tay chân miệng của trẻ không?

Bệnh tay chân miệng và những điều cần biết

Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente'virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh chân tay miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh.

Phân loại bệnh theo mức độ

Bệnh nhẹ có thể chăm sóc tại nhà

Dấu hiệu đầu tiên mà bố mẹ cần chú ý là trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn. Nếu trẻ còn đang bú thì thường bỏ bú. Quan sát kĩ trong miệng trẻ thì có thể thấy những vết loét đỏ như vết lở miệng xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi...

Nếu bệnh tiến triển tiếp thì khi quan sát trực tiếp có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông...

Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở mức độ nhẹ như thế này thì vẫn có thể chữa trị tại nhà. Điều kiện tiên quyết là nhà cửa phải luôn sạch sẽ, đồ chơi của trẻ cũng phải được vệ sinh đều đặn, môi trường cần trong lành và sạch sẽ, thoáng mát để tránh cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập thêm.

Xét nghiệm máu và phân có chẩn đoán được bệnh tay chân miệng của trẻ không?Bệnh nặng cần nhập viện điều trị

Nếu trẻ sốt cao 39 độ C hoặc hơn và bắt đầu xuất hiện những tình trạng như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc, một khi ngủ thì ngủ li bì và thỉnh thoảng giật mình... thì bố mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để theo dõi và điều trị kịp thời.

Khả năng cao nếu trẻ gặp tình trạng trên, nếu ở mức độ nặng mà bố mẹ không biết và để để trễ từ 6 đến 12 tiếng, trẻ xuất hiện triệu chứng mắt lừ đừ, run rẩy từ chi, cơ thể rung giật, tim đập nhanh, mạch nhanh, thở nhanh... thì khả năng cao đã biến chứng nên não gây viêm não, viêm cơ tim... và nặng nhất là tử vong tại chỗ.

Vì vậy mà bệnh tay chân miệngkhông thể coi thường được. Trong quá trình điều trị, bố mẹ tập trung đến những dấu hiệu sau:

- Sốt cao không đáp ứng với thuốc điều trị: Tức là trẻ sốt trên 38 độ C kéo dài hơn 48 giờ mà dùng thuốc hạ nhiệt vẫn vô tác dụng à đưa đến bệnh viện ngay.

- Giật mình: Trẻ giật mình liên tục và có khả năng giống co giật thì đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Bố mẹ phải chú ý quan sát vì tình trạng giật mình có thể xảy ra bất cứ lúc nào. à Nếu tần số giật mình tăng mạnh thì đưa đến bệnh viện ngay.

- Khó thở: đây có thể là biểu hiện của tình trạng biến chứng suy tim à đưa đến bệnh viện ngay.

- Rối loạn ý thức: đây có thể là biểu hiện của biến chứng viêm não rất nguy hiểm à đưa đến bệnh viện ngay

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng, tiểu tiện thất thường...

Xét nghiệm máu và phân có biết được trẻ bệnh tay chân miệng không?

Có rất nhiều người thắc mắc việc xét nghiệm máu và phân có chẩn đoán đượcbệnh tay chân miệng của trẻ không. Hãy cùng Lily & WeCare đến với trường hợp dưới đây để biết được câu trả lời.

Hỏi

Xin chào bác sĩ. Hôm nay tôi đưa cháu bé đi xét nghiệm phân và máu để xem có bị mắc bệnh tay chân miệng hay không. Sau xét nghiệm thì bác sĩ bảo bé bị nhiễm khuẩn nhẹ mà thôi nên mới nổt hạt ở trong miệng. Trường hợp này không phải bệnh tay chân miệng nhưng cũng cần phải theo dõi vì kết quả xét nghiệm vẫn cho thấy sức khỏe bé bình thường.

Tuy nhiên thì còn những nốt đỏ trên người bé thì bác sĩ vẫn chưa nhận xét được là bé bị bệnh gì khiến tôi đang hoang mang quá! Khi tôi đưa bé về thì có mấy bà con bảo bệnh tay chân miệng thì làm gì mà lại xét nghiệm phân và máu, vậy là tôi lại càng hoang mang hơn.

Bác sĩ cho tôi hỏi làxét nghiệm máu và phân có chẩn đoán được bệnh tay chân miệng của trẻ không? Và tôi nên làm gì cho chắc chắn bây giờ? Xin cảm ơn bác sĩ!

(nam_yeu_thuong...@gmail.com)

Xét nghiệm máu và phân có chẩn đoán được bệnh tay chân miệng của trẻ không?

Đáp

Trường hợp của anh/chị tôi đã gặp nhiều, đã có rất nhiều ông bố bà mẹ cứ cho con đi xét nghiệm lung tung khi chưa hỏi han kĩ càng hoặc tham khảo tư vấn của bác sĩ. Vì thế mà có rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra, nhất là khi để bệnh của trẻ đã ở giai đoạn nặng.

Xét nghiệm thì có nhiều loại xét nghiệm, nhưng không phải bệnh nào cũng xét nghiệm. Trả lời với trọng tâm vấn đề của anh/chị:

1. Bệnh tay chân miệng ở mức độ nhẹ thì chỉ cần quan sát trực tiếp là có thể phát hiện được và có thể điều trị tại nhà.

2. Bệnh tay chân miệng ở mức độ nặng thì chỉ cần chú ý dấu hiệu để đưa đến bệnh viện chữa trị kịp thời là được.

3. Đối với loại xét nghiệm tay chân miệng thì xét nghiệm máu là đủ - tuy nhiên chỉ có tác dụng khi bệnh chưa có biến chứng. Xét nghiệm phân không đem lại bất cứ giá trị gì khi chẩn đoánbệnh tay chân miệng.

Anh/chị nên tập trung phát hiện các dấu hiệu bệnh tay chân miệng của con để sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời, chữa trị đúng lúc tranh tai biến về sau. Chúc gia đình anh/chị luôn mạnh khỏe.

(Nguồn trích dẫn hỏi đáp: Webtretho, Alobacsi)

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết xét nghiệm máu và phân có chẩn đoán được bệnh tay chân miệngcủa trẻ không rồi chứ? Thật ra chỉ cần để ý đến dấu hiệu của trẻ là được, nếu muốn kết quả chính xác bố mẹ nên làm xét nghiệm máu tại nhà là tốt nhất.

Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh tay chân miệng với Xander

Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu chobệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệubệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.

Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của Xander

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Chi tiết gói xét nghiệm tay chân miệng của Xander

  • Xét nghiệm xác địnhEnoterovirus và EV71 test nhanh (virus chính gây ra bệnh chân tay miệng): Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân do EV71 hay Enoterovirus-virus chính gây ra bệnh chân tay miệng
  • Xét nghiệm CRP định lượng: Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng nhẹ để theo dõi phát hiện biến chứng
  • Công thức máu: Giúp sàng lọc những bệnh lý đặc trưng bởi những thay đổi nghiêm trọng về số lượng tế bào máu (ví dụ trong các bệnh nhiễm trùng, một số bệnh ung thư, ở các bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại...)
  • Xét nghiệm ALT (GPT), AST (GOT): Kiểm tra chức năng gan, có thể đánh giá được sự hoạt động của gan có đang bị yếu tố nào gây ảnh hưởng hay không?
  • Xét nghiệm Creatinin, Ure (Máu): Kiểm tra chức năng thận, đánh giá tổn thương và biến chứng của bệnh

Xét nghiệm máu và phân có chẩn đoán được bệnh tay chân miệng của trẻ không?Cách tính tổng giá xét nghiệm

Giá gói xét nghiệm tay chân miệng của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 595,000 đồng.

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Trả lời câu hỏi bệnh chân tay miệng có bị ngứa không?
  • Tắm cho trẻ bị tay chân miệng như thế nào cho đúng?

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!