Xét nghiệm tế bào cổ tử cung để chẩn đoán ung thư

Cần biết - 11/24/2024

Tất cả phụ nữ sau hai năm kể từ lần giao hợp đầu tiên trở đi nên định kỳ đi làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) là một xét nghiệm đơn giản, được tiến hành bằng cách lấy tế bào cổ tử cung, nhuộm rồi soi dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này được sử dụng để tìm những phụ nữ có nguy cơ ung thư cổ tử cung (UTCTC). Xét nghiệm thường xuyên có thể giúp phát hiện bệnh sớm trong 90% trường hợp.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung để chẩn đoán ung thư

Tất cả phụ nữ sau hai năm kể từ lần giao hợp đầu tiên trở đi nên định kỳ đi làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Ảnh: Internet)

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ hai mà chị em phụ nữ thường gặp. Tuy nhiên, các dấu hiệu của bệnh lại không rõ ràng ở giai đoạn đầu nên có thể gây nhầm lẫn và chẩn đoán sai. Cho tới khi phát hiện chính xác thì bệnh đã chuyên sang giai đoạn nặng và khó điều trị, khả năng tử vong cao. Hiện nay, nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn, nhưng người ta thấy rằng có nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp như sinh hoạt tình dục, viêm nhiễm... Nguy cơ tăng lên ở những phụ nữ có quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, hoặc viêm cổ tử cung do một số loại vi-rút lây truyền qua đường tình dục.

Xét nghiệm này đơn giản, nhanh chóng và hoàn toàn không đau. Tất cả phụ nữ sau hai năm kể từ lần giao hợp đầu tiên trở đi nên định kỳ đi làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Điều này sẽ giúp họ phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này nên được thực hiện liên tục cho tới khi bạn 70 tuổi. Nếu kết quả xét nghiệm đầu tiên của bạn bình thường, cần nhắc lại 2 năm một lần. Nếu kết quả xét nghiệm bất thường, bác sĩ sẽ cho làm lại xét nghiệm sau 3-6 tháng.

Nếu như kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung không bình thường, điều đó có nghĩa là những thay đổi được phát hiện có thể tiến triển thành ung thư sau một số năm. Bạn sẽ được chỉ định nhắc lại xét nghiệm này thường xuyên hơn hoặc làm thêm một số xét nghiệm khác như soi cổ tử cung bằng kính hiển vi chuyên dụng, sinh thiết những vùng nghi ngờ... Nếu có bất cứ thay đổi nào theo hướng xấu đi, bạn sẽ được điều trị để ngăn chặn ung thư xuất hiện.

>> Xem thêm: Thông tin về bệnh ung thư cổ tử cung

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!