Định nghĩa
Định nghĩa
Xơ cứng cột bên teo cơ là bệnh gì?
Xơ cứng cột bên teo cơ là một bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. Trong đó, một số tế bào neuron (nơ ron) ở não và tủy sống từ từ chết đi. Những tế bào này gửi tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ vân. Ban đầu, người bệnh sẽ có những vấn đề liên quan đến cơ bắp, rồi dần trở nên tàn tật. Đến giai đoạn cuối của bệnh, cơ hô hấp ngưng hoạt động dẫn đến tử vong.
Xơ cứng cột bên teo cơ cũng được gọi là bệnh Lou Gehrig, theo tên của một cầu thủ bóng chày nổi tiếng, người đã qua đời vì bệnh này.
Những ai thường mắc phải xơ cứng cột bên teo cơ?
Xơ cứng cột bên teo cơ là một căn bệnh không quá phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên độ tuổi mắc bệnh thường từ 40 – 60 tuổi. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng và dấu hiệu
Những triệu chứng và dấu hiệu của xơ cứng cột bên teo cơ là gì?
Xơ cứng cột bên teo cơ thường bắt đầu với sự yếu cơ ở tay hoặc chân, hoặc nói lắp. Sự yếu cơ dần lan đến cả tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể. Yếu cơ ở cột sống và cổ sẽ dẫn đến đầu bị gục xuống. Teo cơ và co giật ở lưỡi (rung cơ cục bộ) là những triệu chứng khá phổ biến sau đó. Ở giai đoạn cuối của bệnh, ngươi bệnh có thể bị liệt cơ vận động, dẫn đến khó khăn khi nói, ăn uống (nuốt), và hô hấp.
Tuy nhiên, xơ cứng cột bên teo cơ không ảnh hưởng đến các giác quan như thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác. Dù vậy, người bệnh có thể gặp các vấn đề về tâm thần như không nói được, hoặc khó khăn khi tìm từ để nói.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đến bệnh viện hoặc tìm gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau:
- Đi lại khó khăn và mất kiểm soát các hoạt động sinh hoạt bình thường khác.
- Chân, bàn chân và đầu gối yếu đi hoặc tê liệt.
- Tay yếu đi và hoại tử.
- Nói lắp hay khó nuốt.
- Tê cơ, tay, vai và lưỡi co giật.
- Khó ngẩng đầu lên hoặc khó đi đứng hay ngồi đúng cách.
Nguyên nhân
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra xơ cứng cột bên teo cơ là gì?
Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây xơ cứng cột bên teo cơ. Trên thế giới có khoảng 90% các trường hợp được ghi nhận mắc bệnh do bệnh xuất hiện ngẫu nhiên. 10% trong số đó là do di truyền trong gia đình.
Tuy nhiên, xơ cứng cột bên teo cơ không phải bệnh truyền nhiễm.
Nguy cơ mắc bệnh
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc xơ cứng cột bên teo cơ?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc xơ cứng cột teo cơ, bao gồm:
- Di truyền;
- Yếu tố môi trường:
- Hút thuốc lá: người nghiện hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 2 lần bình thường;
- phơi nhiễm kim loại hoặc hoá chất.
- Chấn thương do té ngã, chấn động mạnh;
- Nhiễm virus;
- Luyện tập thể dục với cường độ cao.
Điều trị
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị xơ cứng cột bên teo cơ?
Phương thức điều trị bệnh xơ cứng cột bên teo cơ là nhằm kiểm soát các triệu chứng và kéo dài sự sống càng lâu càng tốt.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc riluzole để kéo dài cuộc sống và làm chậm tiến triển của bệnh, tuy nhiên cần cân nhắc vì tác dụng của thuốc còn hạn chế. Các thuốc khác có thể giúp kiểm soát các triệu chứng như co cứng, vấn đề tiêu hóa, đau bụng, táo bón, đau, và trầm cảm. Nếu bệnh diễn tiến nặng hơn, bạn sẽ cần một ống thông dạ dày để hỗ trợ việc ăn uống dễ dàng hơn. Chuyên gia dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng dinh dưỡng và hạn chế khả năng phát triển của bệnh.
Vật lý trị liệu và các biện pháp trị liệu tâm lý khác có thể giúp bạn mạnh mẽ hơn khi đối đầu với bệnh tình của mình. Trong giai đoạn sau này, mục tiêu chính của việc điều trị là giúp người bệnh cảm thấy thoải mái trong sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, một số thiết bị có thể trợ giúp cho người bệnh như vòng, khung tập đi, xe lăn, và máy thở.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán xơ cứng cột bên teo cơ?
Bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán dựa trên bệnh sử và xét nghiệm trực tiếp trên các dây thần kinh và cơ. Bác sĩ sẽ kiểm tra việc đi bộ, hít thở, tiêu hoá, và phản xạ của bệnh nhân.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu được thực hiện điện cơ ký (EMG) và khảo sát dẫn truyền thần kinh. EMG và khảo sát dẫn truyền thần kinh giúp đo lường các dây thần kinh và khả năng hoạt động của cơ.
Các xét nghiệm khác bao gồm xét nghiệm gen, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm máu và nước tiểu, chọc dò tủy sống, và sinh thiết cơ. Trong sinh thiết, một mảnh nhỏ của cơ được lấy ra và gửi đến phòng thí nghiệm để khảo sát.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của xơ cứng cột bên teo cơ?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của xơ cứng cột bên teo cơ:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
- Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về xơ cứng cột bên teo cơ và cách đối phó với bệnh;
- Tham gia một nhóm hỗ trợ sức khoẻ để vừa giúp đỡ bản thân và vừa giúp đỡ bệnh nhân khác.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!