Xơ gan nếu ăn rau muống chẻ để sống?

Điều cần biết - 11/24/2024

Thông tin này khiến nhiều người lo lắng bởi rau muống chẻ để sống vẫn ăn kèm với nhiều món như bún riêu, nem rán…

Theo Ths.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, từ xưa tới nay, người Việt vẫn chẻ rau muống để ăn cùng với một số rau gia vị khác, người ta cũng vẫn trần rau muống để làm nộm. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào khẳng định ăn rau muống sống dẫn tới xơ gan. Cần khẳng định rằng, nguyên nhân của bệnh xơ gan là do: biến chứng của bệnh viêm gan do virus mạn tính, do uống nhiều rượu, do tắc đường mật, do nhiễm độc,...

Rau muống là một loại rau thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau được trồng ở trên cạn, hoặc dưới nước. Giá trị dinh dưỡng của rau và mức độ an toàn phụ thuộc rất lớn vào chất đất, nước tưới và môi trường canh tác. Rau muống có nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ cung cấp cho nhu cầu của cơ thể.

Rau muống có nhiều cách chế biến: ăn như rau sống, luộc, xào, nộm. Trong các cách chế biến thì rau muống ăn sống, làm nộm giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn cả.

Về giá trị dinh dưỡng của rau muống trong 100 gam sống sạch cung cấp 1g culluloza, 100 mg can xi, 1.4mg sắt, 15mg magie, 100mg đồng, 23mg vitamin C, 194 µg folat, 482µg vitamin K, 5597µg beta-caroten,...

Xơ gan nếu ăn rau muống chẻ để sống?

Chưa có một công trình nghiên cứu nào khẳng định ăn rau muống sống dẫn tới xơ gan

Cách nhận biết rau muống sạch

Theo Ths.BS Nguyễn Văn Tiến, do tình hình rau xanh nói chung cũng như rau muống nói riêng hiện nay đang bị lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, các bà nội trợ cần lựa chọn kỹ trước khi mua rau.

Khi chọn mua rau muống ăn, bạn không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường. Ngoài ra, cũng không nên chọn loại rau khi tươi bẻ thấy quá giòn, lá màu xanh sẫm, nhìn từ xa mặt trên của lá rất bóng và mướt, vì rau này dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá, khi luộc, nước rau luộc nóng có màu xanh nhạt, khi nước nguội biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen.

Không mua loại rau trồng dưới nguồn nước bị ô nhiễm, màu nước đen kịt mặc dù rau nhìn thấy xanh, tốt và rất bắt mắt.

Rau an toàn thường không bóng bẩy, không xanh mướt như những loại rau được phun thuốc kích thích. Lá và thân nhỏ, hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Điều này không chỉ đúng với các loại rau muống, ngót, cải mà còn thấy cả ở cải bắp. Lớp vỏ ngoài có vẻ khô cứng hơn, ít độ bóng. Các loại rau có những lỗ thủng lấm chấm do sâu gây ra.

Khi luộc rau muống, nước rau có màu xanh của diệp lục, vắt chanh vào màu xanh hơn, không có mùi lạ.

>> Xem thêm: Rau muống: Những người đặc biệt không nên ăn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!